8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.3.3. Cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm
Các cơ sở sản xuất trong làng nghề cần mạnh dạn đầu tư chiều sâu vào sản phẩm như nâng cao và đảm bảo chất lượng, thiết kế mẫu mã, bao bì, kiểu dáng để làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, qua đó gia tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề cần nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mang tính “kí ức”, mang đậm dấu ấn Trà Vinh, người thợ ngoài chú trọng về mặt kĩ thuật, không quá rập khuôn theo truyền thống mà còn phải có sự sáng tạo và tìm hiểu thị hiếu của khách du lịch.
Các doanh nghiệp cần tranh thủ mọi điều kiện để sáng tạo và thiết kế mẫu mã sản phẩm làng nghề, tạo ra nhiều sản phẩm với tính thẩm mỹ và óc sáng tạo cao không bị bó hẹp trong khuôn khổ, nên chú ý đến bản sắc văn hóa vùng miền và thương hiệu của sản phẩm.
Ða dạng hóa sản phẩm làng nghề, tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị nghệ thuật, phù hợp với thị hiếu của du khách. Hầu hết du khách khi đi du lịch ít khi mua các sản phẩm có kích thước và trọng lượng lớn. Họ thường có xu hướng mua các sản phẩm vừa và nhỏ, độc đáo, lạ mắt, có giá trị nghệ thuật để làm đồ lưu niệm hoặc làm quà cho người thân với giá cả vừa phải. Các làng nghề cần tìm hiểu nắm bắt được nhu cầu này của khách du lịch để tạo ra các sản phẩm phù hợp.
Để phát triển du lịch làng nghề, chúng ta phải “đáp ứng” được nhu cầu của du khách. Muốn vậy, các cơ sở sản xuất tại làng nghề phải đầu tư nghiên cứu thị trường từng đối tượng khách để sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã, màu sắc phù hợp. Trước mắt là tổ chức bán hàng sản phẩm thủ công truyền tại các điểm du lịch. Còn lâu dài, muốn làng nghề trở thành điểm du lịch, chúng ta cần có quy hoạch, đầu tư về hạ tầng giao thông, cơ sở đón tiếp khách, điểm trình diễn; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá.
Cần kết hợp tay nghề người thợ thủ công với việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, các sản phẩm thủ công có chất lượng ngày càng cao, đa dạng về kiểu dáng, phong phú về chủng loại, bền đẹp sẽ được nhiều người tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng.
Bên cạnh lĩnh vực sản xuất thì việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường làng nghề, quản lý chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm... cũng rất quan trọng và cần có sự quan tâm đúng mức. Như thế, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ phát triển bền vững làng nghề truyền thống là một trong những giải pháp quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu và thực hiện. Hiện đại hóa công nghệ truyền thống, truyền thống hóa công nghệ hiện đại là điều cần thiết. Hai yếu tố đó gặp nhau sẽ tạo ra sản phẩm tinh, có thể giúp sản phẩm làng nghề sẽ bắt nhịp, hòa nhập được với các sản phẩm trong nước, khu vực và quốc tế.