Nghĩa về xã hội và môi trường:

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 42 - 43)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1.3.2. nghĩa về xã hội và môi trường:

Làng nghề thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí của nhân dân nông thôn, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, đặc biệt tạo ra bộ mặt đô thị hóa nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên quê hương mình. Làng nghề đã mở ra cho nông dân một hướng làm ăn khác trên quê hương mình. Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 – 10 lao động thời vụ; các hộ cá thể chuyên nghề tạo 4

– 6 lao động thường xuyên và 2 – 5 lao động thời vụ. Ở những làng nghề thêu ren, dệt, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 – 250 lao động.

Nâng cao thu nhập và đời sống của các nghệ nhân tâm huyết với nghề.

Làng nghề góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt và quảng bá với bạn bè quốc tế.

Góp phần cải thiện, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tiến tới xây dựng tiêu chí “Làng nghề xanh” nhằm xếp loại cho các làng nghề bảo vệ môi trường theo hướng phát triển “bền vững”.

Tăng cường mạnh mẽ công tác quản lí môi trường tại các làng nghề.

Thúc đẩy các cơ sở vừa mở rộng sản xuất, vừa đầu tư theo hướng công nghệ thân thiện với môi trường, thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề góp phần quan trọng vào việc khai thác sử dụng hợp lí có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Các làng nghề đã sử dụng các nguồn nguyên vật liệu đa dạng như nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, nguồn nguyên liệu tái chế, phế phẩm của các ngành khác. Việc phát triển làng nghề cho phép chúng ta tận dụng có hiệu quả thế mạnh của đất nước về nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật và khoáng sản.

Bên cạnh những tác động tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại các làng nghề cũng mang lại nhiều bất cập. Đặc biệt nhất hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là một vấn đề nan giải, gồm: ô nhiễm đất, nước, không khí, tiếng ồn, nguồn nhiệt thừa. Từ đó dẫn đến người dân làng nghề thường mắc nhiều các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, sự suy giảm về thính lực, thể lực. Những tồn tại về vấn đề môi trường từ nhiều năm qua trong quá trình phát triển của làng nghề có thể coi là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng môi trường làng nghề ngày càng giảm, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững tại các làng nghề.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)