8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. nghĩa về kinh tế:
Làng nghề Việt Nam mang tính tập tục truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế bền vững, mang đến nhu cầu việc làm tại chỗ và những lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cư dân nhỏ lẻ trên mọi miền đất nước (chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam), đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội.
Các làng nghề góp phần lớn vào quy mô sản xuất kinh tế nói chung cũng như của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nói riêng của các địa phương có làng nghề từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Sự hình thành và phát triển của các làng nghề và các dịch vụ hỗ trợ làng nghề thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH cho các địa phương làng nghề. Đó là tăng tỉ trọng của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của nông nghiệp.
Xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công truyền thống thông qua việc bán cho khách du lịch đã mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ.
Phát triển làng nghề góp phần thúc đẩy việc tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế nhằm thu nguồn ngoại tệ lớn.
Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, làng nghề là một bộ phận quan trọng của kinh tế đất nước, là nhân tố làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn. Sự khôi phục và phát triển các làng nghề Việt Nam trong những năm gần đây có ý nghĩa tích cực về kinh tế - xã hội, đặc biệt trong tiến trình CNH – HĐH.
Sự hình thành và phát triển của các làng nghề và các dịch vụ hỗ trợ làng nghề thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH cho các địa phương làng nghề. Đó là tăng tỉ trọng của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của nông nghiệp. Tại nhiều làng nghề, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%.
Thu hút vốn nhàn rỗi của cư dân nông thôn.
Góp phần khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên (nhất là nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Phát triển làng nghề thu hút được nguồn vốn đầu tư góp phần hiện đại hóa nông thôn.
Sự phát triển của làng nghề cũng làm thay đổi tư duy, tập quán sản xuất của người dân, từ tập quán sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, manh mún mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất với quy mô sản xuất lớn hơn tăng cường áp dụng máy móc.