KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH:

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 56 - 58)

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH:

Tỉnh Trà Vinh thuộc khu vực duyên hải phía Đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa hai nhánh sông Mekong là sông Cổ Chiên và sông Hậu, phía Đông giáp biển với hơn 65 km bờ biển. Tổng diện tích tự nhiên 2.288,09 km2 (chưa tính đất phi nông nghiệp Cửa Cung Hầu 53,06 km2

). Dân số 1.005.856 người, trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm 31,5 % và tập trung nhiều nhất tại huyện Trà Cú (108.994 người). Là tỉnh vùng sâu vùng xa của châu thổ ĐBSCL nhưng trong thập niên 1990 – 2000 tỉnh Trà Vinh đã đạt được những thành tựu đáng kể với tăng trưởng kinh tế liên tục và ổn định ở mức trên 8 % năm (2002 tăng 9,78 %).

Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, khí hậu chia thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 – 27,60

C. Lượng mưa trung bình năm 1.526,16 mm, hiếm khi có bão.

Nguồn cung cấp nước ngọt chính là sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Mang Thít. Ngoài ra, hệ thống sông rạch chằng chịt đã tạo nên hệ thống dòng chảy lưu thông trên toàn bề mặt tỉnh, cung cấp nước tưới vào mùa khô và tiêu úng vào mùa lũ.

Khoáng sản ở Trà Vinh nghèo, chỉ có cát xây dựng và sét để làm gạch ngói. Đất Trà Vinh là một dải đồng bằng ven biển bao gồm vùng châu thổ được hình thành lâu đời và những vùng đất trẻ mới bồi. Độ cao trung bình từ 1 – 3 m so với mực nước biển. Đất đai tỉnh Trà Vinh chủ yếu là đất phù sa và đất phèn, bao gồm 3 nhóm đất chính: đất cát giồng chiếm 6,62%, đất phù sa chiếm 58% và đất phèn chiếm 24,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, diện tích còn lại là sông rạch. Từ

điều kiện tự nhiên, Trà Vinh có những vùng sinh thái, vùng phù sa nước ngọt bao gồm các huyện Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần với diện tích 74.900 ha. Vùng đất gốc nhiễm mặn diện tích khoảng 120.600 ha bao gồm các huyện Duyên Hải, một phần Thành phố Trà Vinh, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang và vùng cửa sông ven biển, ngoài đê bao của dự án Nam Mang Thít diện tích khoảng 27.000 ha rất thuận lợi cho phát triển rừng và nuôi trồng thủy sản. Đất đai, khí hậu của Trà Vinh phù hợp cho phát triển cây lúa, cây công nghiệp, các loại cây ăn trái, rau màu, chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Phát triển nông nghiệp là cơ sở để thúc đẩy nền công nghiệp của tỉnh phát triển. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào phong phú cho phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nhằm đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm trên 20 %. Trà Vinh sẽ xây dựng 13 cụm phát triển công nghiệp và trung tâm công nghiệp tại tỉnh và các huyện với quy mô diện tích 275,73 ha.

Du lịch Trà Vinh gắn kết với hệ thống bãi biển, sông kênh rạch, chùa chiền và các điểm di tích văn hóa lịch sử như: cù lao Long Trị, Long Hòa, Hòa Minh, Tân Quy, đền thờ Bác Hồ, Ao Bà Om, chùa Âng, chùa Giác Linh (chùa Dơi), chùa Nodol, chùa Hang, chùa Cò, biển Ba Động,… các lễ hội dân tộc đặc trưng của người Kinh, Khmer, Hoa… là sản phẩm tốt cho các nhà đầu tư du lịch và là những điều kiện tốt để hình thành những khu du lịch hấp dẫn.

Là vùng có nhiều dân tộc cùng sinh sống, với những phong tục tập quán và bản sắc văn hóa độc đáo, tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng cho vùng đất Trà Vinh, mặt khác Trà Vinh có lực lượng lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo, được đào tạo qua trường nghề và các trung tâm dạy nghề sẽ là nguồn cung ứng lao động rất tốt cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra, người lao động còn gắn bó lâu đời với các ngành nghề nông thôn như: xay xát gạo, nấu rượu, nghề làm bánh, làm bún, nghề đan đát, dệt chiếu thảm, dệt chiếu, se sợi tơ xơ dừa, chế biến thủy hải sản, gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh… Bên cạnh đó, mỗi dân tộc lại có những nghề riêng nên làng nghề Trà Vinh cũng khá đa dạng, phong phú. Mỗi làng nghề tạo ra những sản phẩm đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa Trà Vinh.

2.2. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH TRÀ VINH:

Một phần của tài liệu định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh trà vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)