8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.4.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương có phát triển nghề truyền thống
Chủ động phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng các dự án và kế hoạch phát triển LNTT trên địa bàn.
Phối hợp các Trung tâm Khuyến công chọn, xây dựng dự án và tổ chức các mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kĩ thuật – công nghệ vào sản xuất.
Phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tuyên truyền vận động xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, đồng thời UBND huyện ban hành quyết định thành lập HTX theo đúng luật HTX, cũng như giám sát, hỗ trợ HTX phát triển bền vững.
Giám sát các cơ sở, HTX, doanh nghiệp ở làng nghề trong sản xuất, kinh doanh và công tác bảo vệ môi trường.
Có chính sách ưu tiên đầu tư và phát triển các làng nghề được xem là thế mạnh và có giá trị trong phục vụ du lịch.
Tạo mọi điều kiện cho các làng nghề sản xuất, kinh doanh và vay vốn hỗ trợ sản xuất.
Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề phát triển, đồng thời thu hút du khách có thể đến tham quan làng nghề.
Chủ động hướng dẫn các phường, xã, khóm, ấp tiến hành lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận nghề truyền thống, làng nghề và LNTT.
Có kế hoạch cụ thể khôi phục và phát triển nghề - nghề truyền thống, làng nghề - LNTT.
UBND xã, ấp có làng nghề chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển ngành nghề theo chỉ đạo của UBND huyện, thành phố, các cơ sở - ngành cấp tỉnh. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Chính phủ về phát triển ngành nghề và làng nghề đúng theo qui hoạch.
Lồng ghép các chương trình triển khai thực hiện trên địa bàn (huyện, xã…) nhằm hỗ trợ cho LNTT như: Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đào tạo nhân lực và tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo…
3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp du lịch:
Phối kết hợp với các ngành tăng cường quảng bá kêu gọi các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu tài nguyên, sản phẩm du lịch tỉnh Trà Vinh thông qua các phương tiện thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình, các hội chợ triễn lãm, trang web của Sở… với các hãng lữ hành, du khách trong và ngoài nước.
Tăng cường công tác quản lí Nhà nước về du lịch, phối hợp các ngành du lịch các tỉnh nhằm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tổ chức các tour liên tỉnh trong vùng.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lí Nhà nước về du lịch cho các cán bộ quản lí Nhà nước.
Phối hợp với các ngành chức năng và các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ, làng nghề phát triển sản phẩm phục vụ khách du lịch.
Thanh tra Sở tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.
Lựa chọn các làng nghề có khả năng phục vụ du khách để định hướng đầu tư dịch vụ du lịch.
Phối hợp và liên kết với các công ty, doanh nghiệp du lịch mở nhiều tour du lịch đến làng nghề, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chính là những lao động trực tiếp của làng nghề.
Các công ty, doanh nghiệp du lịch chủ động mở các tour, tuyến du lịch đưa du khách đến với LNTT của tỉnh Trà Vinh.
3.4.4. Kiến nghị với người dân địa phương tham gia sản xuất sản phẩm nghề truyền thống: