MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Nâng cao chất lượng nhân lực của công ty cổ phần công nghệ t tech việt nam (Trang 106 - 112)

T Họ và tên Ngày công trong tháng ổng số NCtt

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Chất lượng nguồn nhân lực trở thành nhân tố hàng đầu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Quốc gia nào cũng tìm mọi cách để phát triển nguồn nhân lực mới của mình đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội hiện đạị, xã hội toàn cầu. Trong đề tài này, tác giả đưa ra một số kiến nghị với cơ quan chủ quản Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng nhân lực

Vấn đề đào tạo nói chung và đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp,nhu cầu của thị trường lao động nói riêng đang được xã hội quan tâm . Chính vì vậy, công tác đào tạo cần nhất quán đưa ra quan điểm đào tạo sát với thực tế, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và đào tạo theo đơn đặt hàng....Để quán triệt theo quan điểm đó thì cần tập trung vào những vấn đề sau :

Chuyển mạnh đào tạo nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động. Tập trung nguồn lực hình thành hệ thông các trường trọng điểm, trường chất lượng cao tại các vùng, các ngành nghề kinh tế trọng điểm để đào tạo đội ngũ lao động kĩ thuật trình độ cao, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Củng cố và phát triển những trường đào tạo chuyên ngành để phục vụ cho những nhu cầu đặc thù của một số ngành, đồng thời tiến hành kiểm định chất lượng các cơ sở dạy nghề.

Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề và phát phát triển cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp.

Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, tích hợp và linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi công nghệ của thế giới và của doanh nghiệp nói riêng.

Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trên cơ sở tích hợp kiến thức (lý thuyết, trình độ sư phạm và năng lực thực hành) và có chính sách đặc thù đối với giáo viên doanh nghiệp. Hiện nay, đội ngũ giáo viên doanh nghiệp còn yếu về năng lực thực hành.

Xây dựng trung tâm dự báo, phân tích nhu cầu thị trường lao động nhằm đáp ứng một cách kịp thời, đúng ngành nghề lượng lao động đang thiếu.

Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án giáo dục, các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, để có kinh phí cho việc đào tạo,nâng cao chất lượng lao đông.Bên cạnh đó cần tiếp cận các chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với yêu cầu và phát triển của xã hội Việt Nam; tham gia đào tạo nhân lực cho khu vực và thế giới. Có cơ chế quản lý phù hợp đối với các trường nước ngoài đầu tư hoặc liên kết đào tạo.

Đối với ngành giáo dục, cần phải đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí, cần phải tích cực nghiên cứu và thực hiện việc liên thông đào tạo giữa các trường Trung học chuyên nghiệp với Cao đẳng, các cơ sở Đại học. Trước mắt là liên thông với các trường, cơ sở đào tạo trong nước và từng bước liên kết với các trường và cơ sở đào tạo của các nước trong khu vực. Đó là việc liên thông về chương trình, hình thức đào tạo theo hướng nâng cấp trình độ đào tạo theo từng cấp độ cho học sinh, sinh viên.

Thành lập ở cấp tỉnh một tổ chức nghiên cứu, điều hành về xây dựng kế họach đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực (phối hợp giữa Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Lao động Thương binh - Xã hội, Sở công nghiệp, Sở Nội vụ và Ban quản lý các khu Công nghiệp của tỉnh). Thành lập các hội đồng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Xây dựng quỹ tín dụng học nghề, hỗ trợ trang thiết bị, xây dựng cơ chế phối hợp đào tạo thực hành của các trường Trung cấp nghề, Cao đẳng, các cơ sở Đại học và các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao. Hợp đồng đào tạo theo địa chỉ giữa các trường dạy nghề và các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có trách nhiệm trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Một vấn đề đáng quan tâm nữa về giảp pháp đào tạo nhân lực là, trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội theo xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc hợp tác có mục đích thu hút được các nguồn vốn đầu tư cho công tác đào tạo dội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao. Điều quan trọng là hợp tác đào tạo sẽ giúp cho việc mở rộng hoặc đi sâu đào

tạo nhân lực cho những ngành nghề có công nghệ mới, phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế công nghiệp, những ngành nghề mà hiện tại và tương lai gần tỉnh chưa có điều kiện đào tạo được. Bên cạnh việc đào tạo, quá trình hợp tác quốc tế cũng sẽ tạo điều kiện để các ngành kinh tế trong tỉnh tăng cường việc nâng trình độ kỹ thuật, khả năng tiếp cận và xử lý các qui trình công nghệ của các ngành kinh tế mũi nhọn, hiện đại, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Nội dung của việc hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực tập trung vào việc xây dựng những Trung tâm đào tạo kỹ thuật cao ở những vùng phát triển mạnh về kinh tế công nghiệp, dịch vụ như: khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, Hành lang kinh tế Đông - Tây, khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang... Mặt khác, thông qua hợp tác, tỉnh có thể lựa chọn và gửi đi nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề sẽ phát triển theo qui hoạch trong tương lai.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế hàng hóa, với nhu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng và cùng với sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng quan trọng. Nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền đề cơ bản có ý nghĩa quan trọng quyết định sức cạnh tranh, sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Do vậy, hiện nay làm thế

nào để có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao ngày càng trở thành một vấn đề cấp thiết và đang là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động . Nó thôi thúc doanh nghiệp luôn có những giải pháp, bước tiến thực hiện không chỉ trong một giai đoạn nhất định mà trong toàn thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

Trong đề tài này, dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu về khoa học về chất lượng nhân lực và phân tích tình hình thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của công ty cổ phần công nghệ T-Tech Việt Nam, em đã đưa ra một số hướng giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại của công ty trong quá trình hoạt động đồng thời bổ sung một số biện pháp khác nhằm nâng cao chất lượng nhân lực của công ty. Nâng cao chất lượng nhân lực là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi mỗi công ty muốn thực hiện tốt thì phải có chiến lược cụ thể, đồng thời lượng thời gian và chi phí mà công ty phải bỏ ra cũng không nhỏ. Công ty cần căn cứ vào đặc điểm hoạt đông kinh doanh cũng như tình hình chất lượng nhân lực hiện tại để có những hướng đi, những giải pháp thích hợp và hiệu quả.

Mặc dù đây là một đề tài mới mẻ cộng với thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế không nhiều và năng lực còn hạn chế , nhưng hy vọng rằng những ý kiến, đề xuất trên đây sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng của công ty.

1. PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS. TS Mai Quốc Chánh (đồng chủ biên) giáo

trình Kinh tế nguồn nhân lực, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2008

2. PGS.TS Trần Kim Dung (2009), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản tổng hợp TP.Hồ Chí Minh

3. Đinh Nguyễn Trường Giang (2009), Luận văn Thạc sỹ:“ Phát triển nguồn

nhân lực tại Công ty truyền tải điện 4 đến năm 2015”

4. PGS. TS Hoàng Văn Hải, ThS. Vũ Thùy Dương (chủ biên), Giáo trình

Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại, năm 2010

5. Lê Thị Mỹ Linh (2009) , Luận án tiến sỹ: “Phát triển nguồn nhân lực trong

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”.

6. Bùi Văn Nhơn, Giáo trình Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội ,

NXB Tư pháp, Hà Nội 2006.

7. PGS.TS Lê Quân (2011), Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ (B2010-07- 08): “Nâng cao chất lượng nhân viên bán hàng tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội”.

8. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, Đại học Kinh tế Quốc dân .

9. PGS. TS Đỗ Văn Phức (2004), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

10. Trung tâm nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, Từ chiến lược phát triển

giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhà xuất bản giáo dục -2002

11. TS. Vũ Bá Thể, Bài viết“Phát huy nguồn lực con người để công

nghiệp hoá, hiện đại hoá - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2005.

12. Developing high quality human resources for sustainable development of Viet Nam của Prof. PhD. Chu Van Cap

13. High quality human resources and economic devepment in Viet Nam of

Pham Xuan Thu, College of Foreign Economic Relations (VSR).

14. Báo cáo khoa học : Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho các

doanh nghiệp của tác giả PGS.TS Võ Xuân Tiến đăng trên Tạp chí Khoa học Công

nghệ, Đại học Đà Nẵng.

15. Bài báo: Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại Đà Nẵng của tác giả PGS.TS Võ Xuân Tiến đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển

TT&DL).

17. Luận văn thạc sỹ : “Một số giải pháp tạo dựng và duy trì nguồn nhân lực

chất lượng cao tại Công ty TNHH NN MTV Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel”

của tác giả Lê Hải Anh ( 2011 ) .

18. Luận văn thạc sỹ “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình .”

19. Phòng nhân sự công ty cổ phần công nghệ T- Tech Việt Nam, Danh sách nhân viên công ty trong 3 năm qua.

20. Phòng tài chính kế toán : Báo cáo tình hình kinh doanh 2011, 2012, 2013 21. http://t-tech.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Nâng cao chất lượng nhân lực của công ty cổ phần công nghệ t tech việt nam (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w