Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ lao động trong quá trình hoạt động và phát triển công ty, ban giám đốc thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực cho công ty từ kiến thức, kỹ năng đến phẩm chất đạo đức. Ở công ty Cổ phần công nghệ T-Tech Việt Nam, nhân viên được đào tạo thông qua hai hình thức là đào tạo hội nhập và đào tạo chuyên môn.
Đào tạo hội nhập
Đào tạo hội nhập được áp dụng cho những nhân viên mới. Trước khi vào làm việc chính thức, nhân viên thử việc được tìm hiểu các kiến thức chung về công ty bao gồm: mục tiêu, phương hướng hoạt động, lĩnh vực hoạt động chính, các nội
quy, các quy chế và văn hóa của công ty….Những kiến thức này nhân viên sẽ được nhân viên phòng hành chính nhân sự cung cấp và hướng dẫn trong khoảng thời gian một tuần làm việc.
Sau đó, tuần thứ 2 nhân viên mới được đào tạo về nghiệp vụ. Tùy vị trí của nhân viên mà sẽ có người hướng dẫn ở các phòng ban khác nhau phụ trách. Đối với nhân viên kinh doanh, họ sẽ được Giám đốc kinh doanh đào tạo về sản phẩm, các chức năng, thông số của sản phẩm, các kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục khách hàng. Đối với nhân viên kế toán, các kiến thức được đào tạo bao gồm nghiệp vụ kế toán, kỹ năng hạch toán, kỹ năng phân tích số liệu….Bên cạnh đó, vừa học, nhân viên vừa được làm công việc như một nhân viên chính thức dưới sự giám sát, hướng dẫn của các cán bộ quản lý. Nhân viên tư vấn thiết bị, máy móc được đào tạo chuyên sâu hơn nhân viên các phòng khác.
Đào tạo chuyên môn
Đào tạo chuyên môn áp dụng cho tất cả nhân viên các phòng ban trong công ty. Thông thường, nhân viên trong công ty sẽ được đào tạo chuyên môn mỗi tháng một lần hoặc mỗi quý một lần. Qua tổng hợp phiếu điều tra phỏng vấn nhà quản trị cho kết quả thống kê sau:
Đối với kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, nhà quản trị đánh giá cao mức độ quan trọng và thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ, nhân viên thuộc bộ phận nào thì bộ phận ấy có trách nhiệm đào tạo cho nhân viên. Nhân viên chuyên môn về hành chính nhân sự thì do trưởng phòng hành chính nhân sự đào tạo, chuyên môn bán hàng thì do Giám đốc kinh doanh đào tạo,chuyên môn về tư vấn sản phẩm thì do trung tâm tư vấn đào tạo…
Bên cạnh đó, những kiến thức về kỹ năng mềm sẽ được chính Giám đốc , Phó giám đốc công ty đứng ra giảng dạy.Trong các buổi học kỹ năng , thời lượng giảng về các kỹ năng tương đối ngắn. Giám đốc và Phó giám đốc thường xuyên đứng ra chia sẻ kinh nghiệm làm việc, các kĩ năng cần thiết trong công việc, đồng thời đưa ra các tình huống giả định ( các tình huống này là các tình huống mà trong thực tế nhân viên có thể gặp phải hoặc không gặp phải ) để nhân viên tham gia đưa phương án thực hiên của mình. Nhân viên phải đưa ra cơ sở lý luận vì sao lại chọn phương án
đó. Giám đốc hoặc Phó giám đốc sẽ nghe và tập hợp ý kiến của từng nhân viên tham gia, sau đó tổng kết lại và đưa ra phương án hiệu quả nhất. Phương pháp này giúp cho nhân viên có khả năng suy luận tốt cũng như tạo được thói quen phản ứng nhanh cho nhân viên khi làm việc.
Kỹ năng giao tiếp do cá nhân người lao động tự trau dồi, sửa chữa khuyết điểm dưới sự trao đổi, nhắc nhở của người quản lý trực tiếp là chính. Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng lập kế hoạch là những kỹ năng rất cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả. Tuy vậy, công ty rất ít trực tiếp tổ chức buổi đào tạo về các kỹ năng này.
Trong thời đại ngày nay, ở bất kỳ vị trí công việc nào đều phải biết sử dụng máy tính, ứng dụng các phần mềm vào công việc, đơn giản nhất là thành thạo word, excel, powerpoint sau đó là ứng dụng các phần mềm chuyên dụng vào công việc như: dùng phần mềm misa trong kế toán. Tuy vậy, việc đào tạo cho nhân viên kỹ năng sử dụng tin học ít được tổ chức mà chỉ hướng dẫn thực hiện trong trường hợp nhân viên gặp khó khăn khi xử lý hoặc giới thiệu nhân viên tới các lớp học chuyên sâu như ứng dụng excel nâng cao, nhưng nhân viên phải trả chi phí cho các lớp học đó.
Ngoài ra, công ty cũng có cử nhân viên đi học các khóa đào tạo kiến thức chuyên môn nhưng việc cử đi học là rất ít. Mỗi phòng ban chỉ được cử một số nhân viên đi học thêm để nâng cao kiến thức như: nâng cao nghiệp vụ kế toán, học kỹ năng làm hồ sơ thầu hoặc học các lớp đào tạo, phổ biến chính sách mới về thuế, các vấn đề mới về nhân sự hay các vấn đề liên quan đến việc khai báo hải quan.
Đối với nhân viên nhà máy, công ty thường xuyên tổ chức buổi đào tạo tại chỗ, nâng cao tay nghề trực tiếp cho nhân viên sản xuất tại nhà máy. Nhân viên nhà máy được đào tạo về các quy trình bảo hộ, an toàn lao động, đào tạo kỹ năng hàn, kỹ năng cắt gọt thép tấm, tạo hình lưới thép, đào tạo về gia công nguội, kỹ năng sử dụng máy như máy nén bê tông, máy nén xi măng, máy kéo…Thông qua việc hướng dẫn, đào tạo tại chính nhà máy sản xuất mà nhân viên có thể có điều kiện để
theo dõi, thực hành, vận hành máy móc, thiết bị một cách thực tế . Hơn nữa chi phí đào tạo nhân viên trong trường hợp này cũng không tốn kém.
Ngoài ra, nhằm giúp nâng chất lượng nhân viên nhà máy, trong thời gian vừa qua, nhờ có mối quan hệ tốt của Giám Đốc Nguyễn Đình Trọng , Giám đốc đã mời chuyên gia đến hỗ trợ các vấn đề về đào tạo, quản lý chất lượng cho nhân viên. Chuyên gia cao cấp của Tổ chức JICA – Nhật Bản đến hỗ trợ miễn phí cho nhà máy chế tạo thiết bị T-Tech hơn 1 năm qua, đào tạo về vấn đề quản lý chất lượng, tiêu chuẩn 5S, phân tích sơ đồ xương cá, xác định bảy lãng phí trong một nhà máy sản xuất.v.v.. Qua quá trình học tập, anh em cán bộ công ty Cổ phần công nghệ T-Tech đã thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích để có thể tạo ra sự thành công trong sản xuất công nghiệp hiện đại.
Bảng 2.15 : Số nhân viên được đào tạo trong những năm gần đây
Tiêu chí 2011 2012 2013
Số người 71 74 112
Tổng ( người ) 117 119 131
Tỷ lệ (%) 60.68 62.18 85.50
Nguồn: Phòng nhân sự
Qua bảng số liệu số nhân viên được đào tạo trong ba năm 2011, 2012, 2013 ta thấy số nhân viên được đào tạo trong những năm gần đây ngày càng tăng cao đúng với tiêu chí nâng cao chất lượng cho cán bộ, nhân viên của công ty. Năm 2013 tỷ lệ nhân viên được đào tạo tăng lên tới 85.50%, một con số khá cao. Điều đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo công ty trong việc bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động, giúp họ bổ sung, mở mang thêm kiến thức và thêm gắn bó với công ty.
Bảng 2.16: Thống kê nội dung đào tạo nhân viên
Tiêu chí Mức độ quan trọng Mức độ đáp ứng
Kiến thức chuyên môn 5 4
Kỹ năng giao tiếp 4 3
Kỹ năng quản lý thời gian 3 2
Kỹ năng thuyết phục 4 2
Kỹ năng tin học 4 3
Kỹ năng ngoại ngữ 3 2
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp
Qua bảng phân tích thống kê nội dung đào tạo nhân viên, thì đa số nhân viên được hỏi nói rằng cho rằng trong công việc, kiến thức chuyên môn có mức độ quan trọng nhất ( 5 điểm ), tiếp theo đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tin học ( 4 điểm ). Ở vị trí ít quan trọng hơn là kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng ngoại ngữ ( 3 điểm ). Bên cạnh đó, mức độ đáp ứng cho công việc của nhân viên chưa hoàn toàn đạt thang điểm cao nhất. Đa số nhân viên cho rằng kiến thức về chuyên môn, nghề nghiệp của họ đạt điểm 4, những kỹ năng còn lại để đáp ứng nhu cầu công việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập…ở mức độ thấp hơn ( 2 điểm ).
Biểu đồ 2.17: Mức độ hài lòng về đào tạo nhân lực trong công ty
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp
Thông qua số liệu tác giả thu thập được về việc đánh giá mức độ hài lòng của người lao động trong công ty thì 61 % nhân viên được hỏi có đánh giá rất hài lòng với việc đào tạo của công ty. Số người không hài lòng chiếm 16% số nhân viên được hỏi. Nguyên nhân không hài lòng là do thời gian đào tạo của công ty. Các buổi đào tạo của công ty diễn ra vào những thời gian khác nhau, có thể trong thời
giản rảnh vào giữa tuần. Bên cạnh đó, một số buổi đào tạo được tổ chức khá muộn, nên một số nhân viên, đặc biệt là những nhân viên nữ, không thể tham gia vào buổi đào tao, do điều kiện gia đình.