Khái quát về Tổng công ty lắp máy Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển và quản trị thương hiệu tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA).pdf (Trang 48 - 53)

- Giá cả/lợi nhuận biên Mở rộng th−ơng hiệu

2.1.Khái quát về Tổng công ty lắp máy Việt Nam

Quá trình xây dựng vμ quản trị th−ơng hiệu tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam

2.1.Khái quát về Tổng công ty lắp máy Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty lắp máy Việt Nam

Ngày 1/12/1960 Bộ tr−ởng Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng) đã quyết định chuyển Cục Cơ khí Điện n−ớc thành Công ty Lắp máy, đây là đơn vị tiền thân của Tổng công ty lắp máy Việt Nam ngày nay .

Công ty Lắp máy thuộc Bộ Kiến trúc đ−ợc ra đời từ ba công tr−ờng Lắp máy lớn nhất lúc đó ở miền Bắc. Đó là công tr−ờng Lắp máy Hà Nội, Công tr−ờng Lắp máy Hải Phòng và Công tr−ờng Lắp máy Việt Trì. Ba đơn vị hợp nhất lại với trên 300 cán bộ công nhân viên chủ yếu là công nhân trẻ, bộ đội chuyển ngành, thanh niên xung phong, các cán bộ miền Nam tập kết và thanh niên vùng nông thôn… Mặc dù trong những ngày đầu đ−ợc thành lập đội ngũ cán bộ kỹ s−, kỹ thuật chỉ có 2 kỹ s− cơ khí, 8 kỹ thuật viên lắp máy cùng những ph−ơng tiện thô sơ hạn chế nh−ng những cán bộ công nhân của Công ty Lắp máy đã lắp đặt nhiều công trình công nghiệp và dân dụng quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH ở miền Bắc - hậu ph−ơng lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n−ớc và từ những công trình này đã đào tạo một đội ngũ công nhân đầu tiên của đất n−ớc. Các công trình tiêu biểu lúc đó phải kể đến là: Nhà máy nhiệt điện Uông Bí (Quảng Ninh), nhà máy đ−ờng Vạn Điểm (Hà Nội), nhà máy Điện Vinh (Nghệ An), nhà máy điện Hàm Rồng (Thanh Hoá), nhà máy điện Việt Trì (Phú Thọ), nhà máy điện Lao Cai, nhà máy phân đạm Hà Bắc (Bắc Giang), khu công nghiệp Hoá chất Việt Trì (Phú Thọ); nhà máy supe phốt phát Lâm Thao (Phú Thọ), nhà máy cơ khí Hà Nội, nhà máy dệt 8/3 (Hà Nội), nhà máy dệt Nam Định, nhà máy xi măng Hải Phòng.

Ngày đầu thành lập với đội ngũ trí thức non trẻ toàn thể cán bộ công nhân viên lắp máy từng b−ớc tiếp thu khoa học kỹ thuật qua các chuyên gia Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các n−ớc XHCN để lắp đặt thành công các loại thiết bị siêu tr−ờng, siêu trọng có độ chính xác cao, phức tạp. Những nỗ lực của Công ty Lắp máy lúc đó đã góp phần to lớn thực hiện công nghiệp hoá ở miền Bắc củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đảng và Nhà n−ớc đề ra.

Năm 1964, khi giặc Mỹ phát động chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng cách điên cuồng leo thang ném bom miền Bắc hòng tiêu diệt hậu ph−ơng lớn của Cách mạng miền Nam, mặc dù phải chia sẻ sức ng−ời cho tiền tuyến nh−ng đội ngũ của Công ty Lắp máy vẫn không ngừng lớn mạnh cả về số l−ợng và chất l−ợng. Từ 300 cán bộ công nhân viên

thuở ban đầu, đến giai đoạn 1970 - 1975, Công ty Lắp máy đã có gần 10.000 cán bộ công nhân viên tay nghề cao và lắp đặt hầu hết các công trình lớn ở miền Bắc. Lực l−ợng cơ giới phục vụ thi công lớn mạnh, hàng ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và kỹ s− ngày càng tr−ởng thành, tăng nhanh về số l−ợng và có trình độ chuyên môn cao. Trong thời gian này, Công ty Lắp máy đã tham gia lắp đặt nhiều công trình mới phục vụ quốc phòng nh−: Đài phát thanh, cột phát sóng, nhà máy thuỷ điện Thác Bà; lắp đặt các trạm điện diezen; chế tạo xà lan, cầu phao, các bể xăng ngầm phục vụ quốc phòng; xây dựng các sân bay, các hệ thống điện cao thế, cột điện v−ợt sông; tham gia khôi phục các cầu giao thông, các nhà máy điện bị giặc Mỹ ném bom phá hoại; tháo dỡ sơ tán hàng vạn tấn thiết bị máy móc của các nhà máy bị Mỹ phá hoại nh−: Phân đạm Hà Bắc, thuỷ điện Thác Bà, cơ khí Cẩm Phả, cơ khí Hà Nội... Để có dòng điện liên tục phục vụ cho quốc phòng và các cơ quan xí nghiệp hoạt động, anh em thợ lắp máy đã phải th−ờng trực liên tục để kịp thời sửa chữa h− hỏng do máy bay địch đánh phá.

Năm 1973, Đế quốc Mỹ buộc phải chấm dứt ném bom phá hoại miền Bắc. Những ng−ời thợ lắp máy lại cùng với nhân dân miền Bắc tham gia phục hồi các cơ sở kinh tế đã bị giặc phá hoại. Đó là đài n−ớc Vĩnh Linh, cột cờ phía Bắc cầu Hiền L−ơng, sửa chữa cầu Long Biên (Hà Nội); cầu Lai Vu, cầu Phú L−ơng (Hải D−ơng). Hàng vạn tấn máy móc từ các nơi sơ tán lại đ−ợc đ−a về lắp đặt các công trình thuỷ điện Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, phân đạm Hà Bắc và xây dựng một số công trình mới nh−: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội tr−ờng Ba Đình, cột phát sóng truyền hình Tam Đảo…

Năm 1975, hoà bình lập lại, đất n−ớc thống nhất. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IV, Công ty Lắp máy Việt Nam nhanh chóng điều chỉnh sắp xếp lại lực l−ợng trong cả n−ớc, tăng c−ờng năng lực để hoàn thành nhiệm vụ khôi phục nền kinh tế xã hội trên cả n−ớc. Các xí nghiệp Lắp máy ở miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên lần l−ợt ra đời, đó là các xí nghiệp Lắp máy số 8 tại thành phố Hồ Chí Minh; số 7 ở Đà Nẵng, số 10 tại Buôn Mê Thuột.

Tháng 10 năm 1980, Công ty Lắp máy chuyển hoạt động theo mô hình Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy.

Năm 1986, khi nền kinh tế n−ớc ta chuyển sang cơ chế thị tr−ờng xóa bỏ cơ chế bao cấp, sự cạnh tranh gay gắt đã ảnh h−ởng trực tiếp đến ng−ời công nhân quen sản xuất theo kế hoạch. Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy đứng tr−ớc những khó khăn vô cùng to lớn. Đã có lúc, có nơi, một số công nhân thiếu việc làm, cuộc sống cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn, nhiều ng−ời thợ có tay nghề của Liên hiệp đã phải xin thôi việc để tìm kế sinh nhai. Để tháo gỡ những khó khăn ấy, Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy b−ớc đầu khuyến khích các đơn vị thành viên không ngừng nâng cao ý thức tự chủ, năng động mở rộng các hình thức kinh doanh theo h−ớng đa dạng hoá sản phẩm gắn liền với thị tr−ờng. Tận dụng năng lực sẵn có, từng b−ớc thoát ra khỏi cách làm ăn theo cơ chế bao

cấp. Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy coi trọng hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị tr−ờng, do đó đã tìm ra biện pháp chuyển đổi về tổ chức và phong cách làm ăn, v−ợt qua những khó khăn trở ngại để thích nghi dần với sự phát triển kinh tế của đất n−ớc. Ng−ời công nhân lắp máy với một không khí làm việc mới đã quyết tâm gắn bó cùng xí nghiệp đ−a Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy v−ợt qua những thử thách khắc nghiệt của những năm đầu đổi mới. Những công trình tiêu biểu của ng−ời thợ lắp máy trong giai đoạn này là: công trình thuỷ điện Hoà Bình; thuỷ điện Trị An; thuỷ điện Vĩnh Sơn; thuỷ điện Sông Hinh; nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu); các nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), gang thép Thái Nguyên, xi măng ChinFon (Hải Phòng), xi măng Hoàng Thạch (Hải D−ơng), xi măng Bút Sơn (Hà Nam); kính Đáp Cầu (Bắc Ninh); nhà máy D−ợc phẩm TW 2 (Hà Nội), nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), nhà máy giấy Tân Mai (Hà Nội), nhà máy giấy Đồng Nai, chế tạo các chân đế giàn khoan dầu khí cho Công ty Vietso Petro, các cột phát sóng vi ba trong cả n−ớc v.v... Đặc biệt là việc thay thế chuyên gia Pháp lắp đặt thành công dây chuyền II của nhà máy xi măng Hà Tiên. Đây là nhà máy đ−ợc lắp đặt từ đống thiết bị cũ nát sau chiến tranh biên giới Tây - Nam. Thành công của đội ngũ thợ lắp máy Việt Nam đã làm cho chuyên gia Pháp hết sức khâm phục khen ngợi và làm lợi cho Nhà n−ớc hàng tỷ đồng. Song điều quan trọng là đội ngũ Lắp máy Việt Nam đã khẳng định đ−ợc sức mạnh của mình, đó cũng là niềm tự hào của ng−ời thợ Việt Nam. Trong thời gian này, những ng−ời thợ lắp máy cũng đã tham gia lắp đặt nhiều công trình ở n−ớc ngoài nh−: tr−ờng đại học Oran ở Angiêri; công trình 555 tại Irắc; nhà máy luyện kim ở Bungari, thuỷ điện ở Liên bang Nga…

Năm 1996, thực hiện chủ tr−ơng của Nhà n−ớc và Bộ Xây dựng, ngành Lắp máy lại một lần nữa chuyển mô hình hoạt động, theo đó Liên hiệp các Xí nghiệp Lắp máy đổi thành Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Lực l−ợng Lắp máy Việt Nam tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, kỹ s−, công nhân ngày càng lớn mạnh, bình đẳng với các nhà thầu trong n−ớc và quốc tế trong việc đấu thầu xây dựng các công trình lớn của đất n−ớc, nhằm đ−a n−ớc ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đ−ờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tự tin hội nhập Quốc tế.

Để đáp ứng tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã xây dựng chiến l−ợc phát triển lâu dài (từ năm 1996 - 2010) theo đ−ờng lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà n−ớc. Trong chiến l−ợc này, ngoài vốn và công nghệ Tổng công ty lắp máy Việt Nam hết sức quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ quản lý của cán bộ và tay nghề cho công nhân, gắn yếu tố nhân lực với việc tiếp nhận sử dụng công nghệ tiên tiến của thế giới vào ngành Lắp máy Việt Nam. Chiến l−ợc này đ−ợc chia làm 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1 (từ năm 1996 - 2000): Là giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất, tăng c−ờng năng lực lắp máy về mọi mặt, khẳng định −u thế tuyệt đối của lắp máy Việt Nam

trong n−ớc và khu vực. Đầu t− xây dựng các nhà máy chế tạo thiết bị tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. áp dụng chính sách quản lý chất l−ợng theo ISO 9000; mở rộng khả năng th−ơng mại, xuất nhập khẩu…. Chuyển dần từ lắp máy đơn thuần sang đa dạng hoá ngành nghề sản phẩm, tạo đà cho các giai đoạn phát triển sau.

- Giai đoạn 2 (từ năm 2001 -2005): Với mục tiêu chính là tăng c−ờng khả năng về mọi mặt, tạo đủ sức mạnh để thực hiện vai trò tổng thầu nhằm tạo b−ớc tăng tr−ởng cao để có điều kiện tích luỹ tài chính. Giành lại quyền làm chủ từ tay các tập đoàn kinh tế n−ớc ngoài.

- Giai đoạn 3 (từ năm 2006 - 2010): Là giai đoạn quyết định b−ớc chuyển mình của Tổng công ty từ một doanh nghiệp lắp máy trở thành một tập đoàn công nghiệp của đất n−ớc. Sau khi thực hiện thành công giai đoạn 1, giai đoạn 2 và có đủ năng lực về tài chính, Tổng công ty sẽ đầu t− xây dựng các dự án, từng b−ớc trở thành nhà đầu t−.

Hiện nay, Tổng công ty lắp máy Việt Nam đang trong thời kỳ cuối thực hiện những mục tiêu chiến l−ợc của giai đoạn 2. Nhìn lại những kết quả đã đạt đ−ợc trong thời kỳ 1996 - 2005, có thể thấy h−ớng đi của Tổng công ty lắp máy Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Trong thời kỳ này, Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã có những b−ớc tiến v−ợt bậc. Tổng công ty đã tham gia lắp đặt hàng trăm công trình lớn nhỏ trong cả n−ớc, trong đó có rất nhiều các công trình có vốn đầu t− n−ớc ngoài nh−: nhà máy xi măng Hoàng Thạch dây chuyền 2, nhiệt điện Phả Lại II, thuỷ điện Yaly, xi măng Sao Mai (Kiên Giang), nhiệt điện Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa), kính nổi Việt Nam (Bắc Ninh), nhà máy khí công nghiệp Bắc Việt Nam (Bắc Ninh), đ−ờng Quỳ Hợp (Nghệ An), đ−ờng Thạch Thành (Thanh Hóa), sữa Hà Nội, ô tô Mekong (Hà Nội), nhà máy Honda (Vĩnh Phúc), nhà máy sản xuất thiết bị quang học Pentax (Sài Đồng - Hà Nội), cột thép Hyundai (Đông Anh - Hà Nội), nhà máy nhiệt điện Na D−ơng (Lạng Sơn), nhà máy kính nổi Bình D−ơng, nhà máy gạch kiềm tính (Bắc Ninh), xi măng Tam Điệp (Ninh Bình), nhà sửa chữa máy bay thân lớn Hangar sân bay Nội Bài, các trạm biến áp của tuyến tải điện 500 KV Bắc – Nam, đ−ờng ống dẫn khí Nam Côn Sơn (Vũng Tàu) v.v…

Thời kỳ 1996 -2005 cũng đã chứng kiến b−ớc đột phá ngoạn mục của Tổng công ty lắp máy Việt Nam sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết cấu thép cho các công trình công nghiệp và đã thực hiện thành công các hợp đồng chế tạo thiết bị cho các nhà máy xi măng Chinfon (Hải Phòng), xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa), xi măng Hoàng Mai (Nghệ An) … trị giá hàng trăm triệu USD. Các nhà máy chế tạo cơ khí của Tổng công ty đã đ−ợc xây dựng ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả n−ớc và đ−ợc đầu t− các trang thiết bị hiện đại tiên tiến của thế giới nh−: máy lốc tôn có độ dày 100mm; máy ép thuỷ lực 600 tấn; máy vê chỏm cầu đ−ờng kính 6,5m; máy hàn dầm, hàn bồn bể tự động... Các cần trục

từ 100 đến 500 tấn cũng đã đ−ợc Tổng công ty lắp máy Việt Nam mạnh dạn đầu t− và đã củng cố thêm sức mạnh, −u thế của Tổng công ty, có thể nói cho đến nay, ch−a có doanh nghiệp nào ở Việt Nam có năng lực về thiết bị nâng lớn nh− Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Năng lực chế tạo thiết bị của Tổng công ty hàng năm đạt 5 vạn đến 6 vạn tấn, chiếm 40% giá trị tổng sản l−ợng của toàn Tổng Công ty. Ngoài ra, Tổng công ty còn có trên 1000 các loại thiết bị khác nh− máy hàn tự động, máy cắt kim loại Plasma, máy bào, máy phay, máy mài, máy doa xi lanh v.v… và hàng trăm xe cơ giới Plasfork phục vụ vận chuyển thiết bị cho các công trình xây dựng kể cả thiết bị siêu tr−ờng, siêu trọng.

Do áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến của các n−ớc có nền công nghiệp hiện đại, công tác chế tạo thiết bị và lắp máy đ−ợc áp dụng theo công nghệ hiện đại bằng những thiết bị thi công tiên tiến, phù hợp với sự phát triển kinh tế trong và ngoài n−ớc đã mang lại những thành công to lớn cho ngành Lắp máy Việt Nam. Chất l−ợng sản phẩm đ−ợc nâng cao với thời gian thi công đ−ợc rút ngắn. Nếu tr−ớc đây các nhà máy xi măng có công suất từ 1,2 đến 2,3 triệu tấn/năm, phải thi công từ 4 đến 5 năm, thì nay chỉ thi công với thời gian từ một năm đến một năm r−ỡi. Hay nh− nhà máy nhiệt điện Phả Lại I công suất 440 MW phải lắp đặt 8 năm, thì đến nay nhà máy nhiệt điện Phả Lại II có công suất gần gấp r−ỡi (600 MW) chỉ thi công với thời gian ch−a đến 2 năm. Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I có công suất 1080 MW mới thi công 2 năm đã đi vào sản xuất. Đây là tiến độ thi công nhanh nhất từ tr−ớc đến nay mà ngành Lắp máy Việt Nam đạt đ−ợc và đ−ợc chuyên gia n−ớc ngoài đánh giá cao. Không những vậy, các sản phẩm của Tổng công ty lắp máy Việt Nam chế tạo cũng đ−ợc chuyên gia quốc tế đánh giá cao về chất l−ợng. Nhiều sản phẩm cơ khí của Tổng công ty đã đ−ợc xuất khẩu nh−: bộ sấy không khí và bộ lọc bụi tĩnh điện của nhà máy điện, các cột gió New Zealand, máy bơm, ống cút densit và một số loại kết cấu thép khác.

Các công trình do Tổng công ty lắp máy Việt Nam thi công đều đảm bảo tốt về tiến độ và chất l−ợng công trình kể cả nhiều công trình lớn thi công khó khăn vất vả, trong số đó phải nhắc đến hầu hết các nhà máy điện của đất n−ớc; các nhà máy xi măng; nhà máy đ−ờng; các nhà máy giấy; các nhà máy hoá chất; chân đế giàn khoan dầu khí; các bồn khí ga hoá lỏng; đ−ờng dẫn khí đốt; các trạm điện 110 KV và điển hình là 5 trạm điện của đ−ờng dây tải điện 500 KV. Có thể nói, hiện nay Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã có đ−ợc uy tín rộng lớn trong lĩnh vực chế tạo thiết bị và lắp đặt công nghệ không chỉ tại thị tr−ờng trong n−ớc mà đối với cả các nhà đầu t− n−ớc ngoài. Trong suốt hơn 40 năm xây dựng và tr−ởng thành nhiều tập thể và cá nhân thuộc Tổng công ty đã đ−ợc Nhà n−ớc trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều huân ch−ơng các loại. Năm 2005, Tổng công ty lắp máy Việt Nam đ−ợc đã đ−ợc Nhà n−ớc trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu Phát triển và quản trị thương hiệu tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA).pdf (Trang 48 - 53)