Tình hình thực hiện đầu t− phát triển a) Đầu t− xây dựng cơ bản:

Một phần của tài liệu Phát triển và quản trị thương hiệu tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA).pdf (Trang 63 - 66)

- Giá cả/lợi nhuận biên Mở rộng th−ơng hiệu

2.1.4.2.Tình hình thực hiện đầu t− phát triển a) Đầu t− xây dựng cơ bản:

Quá trình xây dựng vμ quản trị th−ơng hiệu tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam

2.1.4.2.Tình hình thực hiện đầu t− phát triển a) Đầu t− xây dựng cơ bản:

a) Đầu t− xây dựng cơ bản:

Giai đoạn 2001 - 2004 là thời kỳ mà Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã thực hiện đầu t− rất nhiều dự án nhằm đảm bảo thực hiện đ−ợc những mục tiêu chiến l−ợc của Tổng công ty. Việc đầu t− trong giai đoạn này nhằm vào hai mục đích chính: nâng cao năng lực gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí và nâng cao khả năng đảm nhận tổng thầu EPC. Các dự án lớn đầu t− trong giai đoạn này là:

- Dự án đầu t mở rộng sản xuất cho Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng: Tiền thân của đơn vị này là Nhà máy đóng tàu 19-5 trực thuộc Sở Công nghiệp Hải Phòng, sau nhiều năm làm ăn không hiệu quả, thua lỗ kéo dài và đứng trên bờ vực phá sản, đã đ−ợc UBND thành phố Hải Phòng đề nghị Tổng công ty lắp máy Việt Nam tiếp nhận. Nhận thấy đây là một cơ sở sản xuất có một đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, có diện tích mặt bằng nhà x−ởng t−ơng đối tốt lại nằm ở một thành phố nhiều tiềm năng thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của đất n−ớc, Tổng công ty lắp máy Việt Nam quyết định tiếp nhận đơn vị này để biến nơi đây trở thành một cơ sở chuyên môn hóa về chế tạo cơ khí lớn của Tổng công ty tại miền Bắc đồng thời cũng mở ra một h−ớng đi mới cho Tổng công ty. Mục tiêu tr−ớc mắt của Tổng công ty là biến đơn vị này thành một đơn vị có khả năng gia công các thiết bị và kết cấu thép cho các nhà máy sản xuất công nghiệp nh− nhà máy điện, nhà máy xi măng, nhà máy chế biến thực phẩm, các bồn bể chứa xăng dầu, nhà máy giấy … nhằm mục đích thay thế các sản phẩm tr−ớc đây vẫn phải nhập khẩu từ n−ớc ngoài. Tiếp đó khi đơn vị đã phục hồi sản xuất đi vào hoạt động ổn định, Tổng công ty lắp máy Việt Nam sẽ tiếp tục đầu t− để khôi phục lại khả năng đóng tàu của cơ sở để có thể thực hiện đ−ợc việc đóng các loại tàu biển đến 6.500 tấn. Dự án mở rộng sản xuất cho Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng thực hiện bằng việc mở rộng các nhà x−ởng sản xuất, mua sắm thêm nhiều các thiết bị cỡ lớn, hiện đại

nh− máy tiện đứng 2 trụ điều khiển CNC có khả năng gia công đ−ợc vật tiện có đ−ờng kính đến 8m và chiều cao 3m, máy tiện băng dài 12m, máy uốn ống cỡ lớn, các máy khoan, máy cắt điều khiển CNC, các máy hàn công nghệ cao… Cho đến nay, việc thực hiện dự án đã hoàn thành và b−ớc đầu đã đem lại hiệu quả tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Năng lực chế tạo các sản phẩm cơ khí hiện nay của Công ty này đạt 20.000 tấn sản phẩm/năm.

- Dự án xây dựng nhà máy kính nổi Bình Dơng: Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã thực hiện đầu t− dự án này trong thời gian 2001 - 2002. Nhà máy có công suất hàng năm là 35.000m2 kính quy tiêu chuẩn. Đây là nhà máy sản xuất kính xây dựng, g−ơng và các sản phẩm sau kính theo công nghệ hiện đại nhất hiện này là công nghệ kính nổi (tạo phẳng mặt kính bằng việc cho kính nổi trên bề mặt của bể thiếc). Sau khi đầu t−

toàn bộ nhà máy, Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã ký hợp đồng cho Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng (Viglacera) thuê toàn bộ nhà máy.

- Dự án Khu công nghiệp Bắc Vinh: Đây là dự án Tổng công ty đầu t− xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng của Khu công nghiệp Bắc Vinh nằm ở phía Bắc thành phố Vinh (Nghệ An), tổng diện tích đầu t− ban đầu là 60 ha với mục đích thu hút các nhà đầu t− vào Khu công nghiệp để cho thuê mặt bằng.

- Dự án Nhà máy chế tạo và tổ hợp thiết bị Dung Quất: Đây là nhà máy đ−ợc đặt trong Khu công nghiệp Dung Quất (Quảng Ngãi) nhằm mục đích chuẩn bị cho các dự án đầu t− tại đây, đặc biệt là dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Về lâu dài, nhà máy sẽ đảm nhiệm phần gia công chế tạo thiết bị, kết cấu thép cho các dự án sản xuất công nghiệp ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Công suất của nhà máy là 10.000 tấn sản phẩm/năm.

- Dự án Nhà máy sản xuất tấm lợp mạ sơn màu LILAMA: Dự án này đ−ợc đặt tại Khu công nghiệp Quang Minh (Vĩnh Phúc). Đây là một loại sản phẩm th−ờng xuyên đ−ợc dùng trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy, với mục đích tăng c−ờng cho khả năng đảm nhận vai trò tổng thầu EPC, Tổng công ty lắp máy Việt Nam quyết định đầu t− nhà máy này. Công suất của nhà máy là 130.000 tấn sản phẩm/năm. Hiện nay nhà máy đang trong giai đoạn vận hành thử.

- Dự án nhà máy sản xuất que hàn LILAMA: Nhà máy đ−ợc đặt tại tỉnh Hà Tĩnh và đ−ợc giao cho Công ty lắp máy và xây dựng số 5 làm Chủ đầu t−. Do hàng năm, l−ợng que hàn mà Tổng công ty lắp máy Việt Nam tiêu thụ trong quá trình gia công chế tạo cơ khí và lắp đặt các công trình là t−ơng đối lớn, trong đó có rất nhiều loại que hàn đặc chủng mà trong n−ớc ch−a sản xuất đ−ợc và vẫn phải nhập khẩu từ n−ớc ngoài. Việc đầu t− dự án này, tr−ớc hết nhằm mục đích đáp ứng một phần nhu cầu về que hàn cho các đơn vị trong Tổng công ty, tiến tới sẽ đáp ứng toàn bộ các nhu cầu về que hàn trong Tổng

công ty và chiếm lĩnh thị tr−ờng Việt Nam. Dự án đ−ợc thực hiện cũng góp phần giúp cho Viện công nghệ hàn của Tổng công ty có thể nhanh chóng triển khai những nghiên cứu, ứng dụng của mình vào thực tiễn để từ đó có thể nâng cao hơn nữa chất l−ợng sản phẩm của các đơn vị thuộc Tổng công ty.

- Dự án Nhà hỗn hợp ở và làm việc cao tầng LILAMA: Địa điểm thực hiện dự án tại 124 Minh Khai - Hà Nội. Đây là tòa nhà cao 21 tầng nhằm để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cũng nh− về văn phòng làm việc cho một số đơn vị thuộc Tổng công ty. Vì hiện nay, trụ sở cũ của Tổng công ty không đáp ứng đủ các nhu cầu về diện tích cho một số phòng ban, ban quản lý dự án và một số công ty thành viên của Tổng công ty.

- Dự án cơ sở đóng tàu biển LILAMA: Đây thực chất là dự án mở rộng sản xuất giai đoạn tiếp theo của Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng nhằm tận dụng những −u thế sẵn có để mở ra một h−ớng đi mới cho Tổng công lắp máy Việt Nam - đó là đóng những con tàu biển và tàu pha sông biển cỡ vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng ở trong n−ớc, tiến tới có thể xuất khẩu ra n−ớc ngoài.

Ngoài một số các dự án lớn kể trên, trong giai đoạn 2001 - 2004, Tổng công ty lắp máy Việt Nam và các đơn vị thành viên còn thực hiện hàng chục các dự án đầu t− xây dựng cơ bản trị giá hàng trăm tỷ đồng, chủ yếu nhằm nâng cao năng lực máy móc thiết bị phục vụ thi công lắp đặt các công trình và tăng c−ờng khả năng gia công chế tạo thiết bị, kết cấu thép cho các công trình dân dụng và công trình công nghiệp.

b) Đầu t− theo hình thức góp vốn cổ phần

Cho đến nay, Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã tham gia vào 9 công ty cổ phần là: Công ty cổ phần xi măng Thăng Long, Công ty cổ phần xi măng Hạ Long, Công ty cổ phần xi măng Sông Thao, Công ty cổ phần xi măng Đô L−ơng, Công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả, Công ty cổ phần thủy điện Sông Vàng, Công ty cổ phần BOT thủy điện Bảo Lộc, Công ty cổ phần thủy điện Sông Ông, Công ty cổ phần đầu t− và phát triển đô thị LILAMA.

Tổng số vốn mà Tổng công ty lắp máy Việt Nam cam kết đóng góp vào các công ty cổ phần nói trên là 487 tỷ đồng, cho đến nay Tổng công ty đã đóng góp đ−ợc 120,97 tỷ đồng.

Hiện nay, các dự án xi măng Thăng Long (Quảng Ninh), xi măng Sông Thao (Phú Thọ) đã hoàn thành xong việc san lấp mặt bằng và đang tiến hành xây dựng một số hạng mục đầu tiên của công trình. Dự án nhà máy thủy điện BOT Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã hoàn thành xong phần xây dựng, đang tiến hành việc lắp đặt máy móc thiết bị. Dự án thủy điện Sông Ông (Ninh Thuận) đã tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng xong, đang thực hiện rà phá bom mìn. Các dự án còn lại đang trong quá trình lập và chờ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của Chính phủ.

Bảng 2.2 - Các dự án đầu t theo hình thức góp cổ phần (tính đến ngày 30/8/2005) TT Tên dự án Quy mô, công suất Tổng mức đầu t− (tỷ đồng) Vốn pháp định/ Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tỷ lệ góp vốn của LILAMA Đối tác vμ tỷ lệ góp vốn Số vốn LILAMA đã góp (tỷ đồng) 1 Công ty cổ phần xi măng Thăng Long

2,3 triệu tấn /năm 5.198,55 780,00 53% Cty XNK tổng hợp Hà Nội: 47% 55,901 2 Công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả 300 MW 5.406,00 721,63 18%

Tcty Than Việt Nam: 65%

Tcty XD công nghiệp Việt Nam: 12% Tcty XNK xây dựng Việt Nam: 5%

6,940

Một phần của tài liệu Phát triển và quản trị thương hiệu tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA).pdf (Trang 63 - 66)