LÒNG TỰ TIN

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 26 - 27)

2. Lòng tự tin

3. Nghị lực.

4. Lập chương trình:

a. Lợi của sự tự học. b. Hại của sự tự học. b. Hại của sự tự học.

c. Định mục đích và lập chương trình.

1. PHẢI DỰ BỊ TRƯỚC

Ở chương I tôi đã ví sự tự học với một cuộc du lịch trong suốt đời ta, vừa thanh cao, vừa thú vị, ích lợi. Nhưng tôi chưa nói nó nhiều khi cũng gay go. Nó cũng như leo núi, càng lên cao, cảnh càng lạ, nhãn quang càng rộng, mà cũng càng khó nhọc.

Trước khi khởi hành cuộc viễn du đó, ta phải dự bị sẵn sàng. Sức khoẻ và tiền bạc không cần nhiều song cũng không được thiếu. Tôi nói không cần nhiều vì có những người đau vặt liên niên như Voltaire mà vẫn học được; còn sách thì thường rẻ lắm, một cuốn 5, 7 chục đồng dùng được hàng tháng hàng năm. Về hai phương diện đó chắc bạn có dư. Điều quan trọng nhất là tinh thần bạn đã sẵn sàng chưa?

2. LÒNG TỰ TIN

Bạn có lòng tin mãnh liệt không? Tôi không nói lòng tin Trời, tin Phật đâu; lòng tin nơi bạn kia. Trên thế giới không có gì mạnh bằng đức tự tin vì có tự tin mới can đảm, mới quả quyết, mới hăng hái, mới kiên nhẫn. Nó san được núi, lấp được sông; thiếu nó việc gì cũng thất bại.

Marc Aurèle nói: “Ta tin đời ta ra sao thì đời ta như vậy”. W.D. Scott, Khoa trưởng một trường đại học ở Mỹ cũng nói: “Thành công hay thất bại do khả năng tinh thần của ta thì ít mà do thái độ tinh thần của ta thì nhiều”.

Mà thái độ tinh thần của bạn ra sao? Bạn có tin rằng hễ bạn chịu khó thì phải có kết quả không, rằng không một sự gắng sức nào của bạn là vô ích không? Có những điều bạn và tôi cũng vậy – học 5-7 lần mà không thuộc. Ta cho là uổng công, chán nản rồi bỏ. Như thế là lầm.

“Bạn có thấy một bãi cát mênh mông dưới ánh nắng chang chang không? Một trận mưa đổ xuống đó thấm thía gì đâu? Những giọt đầu chưa xuống tới mặt cát đã tan thành hơi nước. Những giọt sau thấm ngay vào cát. Sau cơn mưa, mặt cát vẫn khô như cũ.

Nhưng giọt sau kế giọt trước, thấm lần xuống, lâu lâu thành một dòng suối chảy tới một vũng xanh hoặc một giếng sâu mà không nắng hè nào làm cạn nổi. Óc ta như bãi cát đó. Những điều ta học hôm nay, mai đã quên rồi, cũng như những giọt nước mới tới mặt đất đã bị cát thấm. Nhưng ta không quên hẳn đâu, vì những điều đó đã để lại một ấn tượng mơ hồ trong óc ta. Học lại 5- 10 lần, ấn tượng sẽ mỗi ngày một rõ và một ngày kia, những điều học được gom lại thành một dòng tư tưởng giúp ta hiểu lần lần được vũ trụ”.

Phải có tin như vậy mới tự học được. Muốn luyên đức tự tin xin bạn theo phương pháp của ông Gordon Byron trong cuốn: 7 bước đến thành công. (1) ---

(1)Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê ---

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w