- Những cuốn văn tuyển của các tác giả hiện đại.
1. ÍCH LỢI CỦA THẺ HÌNH THỨC CỦA THẺ
2. Các thứ thẻ
a. Thẻ thư tịchb. Thẻ tài liệu b. Thẻ tài liệu
3. Những qui tắc nên nhớ khi viết thẻ tài liệu4. Sắp thẻ cách nào? 4. Sắp thẻ cách nào?
a. Thẻ thư tịchb. Thẻ tài liệu b. Thẻ tài liệu
1. ÍCH LỢI CỦA THẺ. HÌNH THỨC CỦA THẺ
Chúng ta hiểu biết được mọi sự là nhờ có trí nhớ nên người muốn học trước hết phải luyện trí nhớ. Trong cuốn Kim chỉ nam của học sinh và Bảy bước đến thành công đã có những chương chỉ cách luyện trí nhớ, chúng tôi không xét lại ở đây nữa, chỉ xin kể ít cuốn để bạn nào muốn tham khảo thêm thì đỡ tốn công tìm kiếm.
- Une mémoire extraordinaire của A. Bullas
- L’ éducation de la mémoire của Ch. Julliot
- Pour développer notre mémoire của G. Art
- La mémoire et l’oubli của Dugas
- L’évolution de la mémoire của H. Piéron
- Les maladies de la mémoire của Th. Ribot
Nhưng, như một tục ngữ Trung Hoa đã nói, ký tính mạnh nhất cũng không ghi rõ bằng thứ mực nhạt nhất, và nhiều khi ta phải dùng thẻ. Thẻ là ký tính bằng giấy. Trong một chương trên tôi đã nói, khi đọc sách nên đánh dấu ngay vào trong sách những đoạn văn quan trọng rồi ghi vắn tắt cảm tưởng của ta.
Ghi như thế lắm lúc chưa đủ. Ai không muốn đọc lại những câu văn diễm lệ những ý tưởng thâm thúy? Ai không có lần muốn dẫn một giai cú hoặc một danh ngôn vào bài luận, bức thư, bài diễn văn hoặc một tác phẩm của mình?
Những câu ta muốn đọc lại hoặc trích dẫn ấy, nếu chỉ ghi trong sách đã đọc thì vài năm sau, người nào có ký tính mạnh nhất cũng phải tốn công mới kiếm lại được, còn những người mau quên thì chỉ 5-6 tháng sau là tìm không ra.
Vì vậy, chép những câu đó vào một tập riêng thì vẫn hơn. Chép cũng phải có thứ tự lắm. Phải có nhiều tập: tập về văn thơ, tập về danh ngôn, về tài liệu sử ký, địa lý…
Tuy nhiên, như thế cũng vẫn còn bất tiện. Chẳng hạn trong tập thể Danh ngôn,
hôm nay bạn ghi vài câu của Khổng Tử về lòng nhân, đạo hiếu, mai bạn ghi tiếp một đoạn của Pascal, Marc Aurèle… Một tuần lễ sau, đọc được một câu khác của Khổng Tử, bạn chép vào đâu? Chép vào chỗ danh ngôn của Khổng Tử thì phải hơn, nhưng đã không bỏ trắng chỗ đó, đành phải chép vào câu sau của Marc Aurèle vậy. Dầu có muốn dành riêng mỗi trang cho mỗi nhà cũng khó: biết để mấy trang cho mỗi nhà? Ít quá thì thiếu, mà nhiều quá thì dư. Rồi tên những nhà đó, nếu không sắp có thứ tự thì khó kiếm mà sắp cách nào? Để bao nhiêu trang cho các tác giả mà tên bắt đầu bằng chữ A, hay chữ B?
Có một cách tiện hơn là chép vào những tờ giấy rời rồi sắp vào những bìa kẹp (chemise). Chẳng hạn mỗi danh ngôn của Khổng Tử bạn chép vào một tờ, rồi những tờ về Khổng Tử sắp chung với nhau. Nhưng bìa kẹp khổ thường lớn (chiều ngang trên 20 phân, chiều dài trên 30 phân), phải dùng những tờ giấy lớn mới hợp, mà giấy phải mỏng để một bìa kẹp chứa được nhiều tờ. Vì vậy khi kiếm phải lật từng tờ, hơi mất công.
Muốn tránh những bất tiện đó, có cách là dùng thẻ.
Thẻ là một miếng giấy cứng, khổ bao nhiêu cũng được. Các tiệm sách lớn ở Pháp bán sẵn những thẻ khổ tiêu chuẩn: 7,5 phân X 12,5 phân. Bạn có thể mua những tờ bìa đóng tập màu nhạt (vàng hoặc xanh lá cây) để viết chữ lên cho dễ thấy. Khổ bìa là 33 x 50 phân. Bạn gấp lại làm 16, thành những thẻ 8,2 x 12,5 phân. Như vậy tốn 1$ bạn được 16 cái thẻ.
Thẻ phải sắp trong hộp thẻ. Hộp xì gà, hộp bích qui có thể dùng làm hộp thẻ. Không có hộp xì gà thì dùng giấy bồi (carton) gấp lại thành những hộp rộng hơn thẻ một chút (từ 9 tới 10 phân), dài từ 20 đến 30 phân, cao bằng 2 phần ba bề cao của thẻ, nghĩa là độ 7-8 phân.
Thẻ xếp đứng trong hộp (coi hình 1). Mỗi hộp chứa được vài trăm thẻ. Nếu trong hộp có ít thẻ, phải dùng một khúc cây hoặc một cục đá để chặn phía sau thẻ cho thẻ đứng được.
Hình số 1
Thẻ bán ở tiệm sách thường có đục lỗ ở dưới. Những thẻ đó chỉ để sắp trong các hộp bằng cây hay bằng sắt; gần đáy hộp có một que dài, tròn để luồn qua lỗ của thẻ (coi hình số 2).
Hình số 2
Nếu có cơ hội, bạn nên vào các thư viện lớn ở Sài Gòn, Hà Nội sẽ thấy những hộc và thẻ kiểu ấy.