- Vâng Nhưng hồi xưa ít phương tiện làm giàu hơn bây giờ Bây giờ có máy móc Một cái máy sản xuất bằng hàng ngàn người Có 100 cái máy tức là có hàng ức nô lệ Hồi xưa có ông
2. TẬP VIẾT VĂN, DỊCH SÁCH
Tự học bằng cách viết sách có lợi cho ta rất nhiều nhưng có những bạn ngại viết vì phô diễn tư tưởng đã vụng về, lại khó khăn.
Học là để giúp đời. Hiểu biết mà không nói ra được, viết ra được thì học bao nhiêu cũng vô ích. Vậy những bạn đó phải tập viết. Ai mới viết mà không thấy khó? Phải tập dần rồi mới quen, mới giỏi được. Có một số thiên tài, chưa đầy 20 tuổi mà đã nổi danh, nhưng họ thường là thi sĩ, mà cũng đã tập viết hàng năm trời rồi mới thành công. Vả, trong 1000 người cầm bút, được mấy người như vậy?
Có thầy dạy thì học viết cũng không bao lâu. Nếu không có thầy, cũng chẳng có ai dắt dẫn, khuyên bảo thì xin bạn cứ viết bừa đi, như hầu hết các văn sĩ hiện đại của ta. Vừa viết vừa đọc, nhất là đọc những sách về cách luyện văn và sách phê bình văn học.
Rồi dịch. Trong khi dịch, ta phải rán hiểu tư tưởng của người, tìm những tiếng Việt để diễn cho đúng những tư tưởng ấy; do đó ta làm quen với nhiều học thuyết sùng bút pháp của các danh sĩ ngoại quốc.
Tôi ngại bạn hiểu lầm tôi lắm, nên xin nhắc bạn đọc lại nhan đề chương này: “Viết sách và dịch sách cũng là một cách tự học”. Tôi nói: là một cách tự học (có ích cho bạn và có lẽ cho cả xã hội nữa), chứ không nói: là một cách kiếm tiền.
Không biết cây bút của bạn có nhọn không, nhưng nhọn mấy đi nữa thì ở nước mình hiện nay chỉ nhờ nó cũng khó mà phong lưu được.
Phải thưa với bạn trước như vậy, để bạn khỏi thất vọng. Sau cùng có lẽ chúng ta nên noi gương André Maurois: tiểu thuyết đầu tay của ông, khi bắt đầu in rồi ông mới thấy hỏng, ông bèn cho in nốt 20 bản thôi, cất vào trong rương rồi liệng chìa khóa đi. Ông nghe lời khuyên của thầy học là Alain, muốn “dăng lưới cho cao”, cố theo gót Balzac kia.
Trong việc viết lách cũng như trong mọi việc khác, biết đánh giá mình và người một cách đúng (tri kỷ tri bỉ) thì mới thành công được. “Văn mình, vợ người”, mấy ai tránh được tật đó.
Chương XIII