Chặng thứ nhì: học thêm 1500 tiếng nữa và nhiều ngữ pháp Thời gian cũng là 3 tháng hoặc 6 tháng vì lúc này học đã dễ hơn trước rồi.

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 87 - 89)

cũng là 3 tháng hoặc 6 tháng vì lúc này học đã dễ hơn trước rồi.

……….. Cứ như vậy mà tiến lần, bước nào vững bước đó.

Học tiếng Anh, tiếng Pháp thì dễ lập chương trình lắm vì đã có rất nhiều sách dạy tuần tự từng cấp một, ta chỉ cần theo sách, mỗi ngày học một số bài nhất định. Mỗi cấp đó sẽ là một hoặc hai ba chặng của ta. Sách dạy chữ Hán vì còn thiếu và quá sơ sài, sự tự chia chặng như trên rất quan trọng.

Tóm lại qui tắc thứ nhất là chia ra nhiều chặng cho khỏi chán. Ngày nào cũng học đều đều ít nhất là 3-4 giờ cho tới hết chặng rồi mới nghỉ một tuần hay nửa tháng. Nếu mỗi ngày học một giờ mà cả tuần chỉ học vài giờ thì năm sáu năm cũng chưa có kết quả. Phải hăng say học liên tiếp sáu tháng hay một năm.

3. CÁCH HỌC MỘT NGOẠI NGỮ TÙY MỤC ĐÍCH CỦA TA

Khi học một ngoại ngữ, chắc bạn đã định rõ mục đích của bạn chứ?

Bạn có thể học chỉ để đọc sách như phần đông chúng ta học chữ Nho. Thời này ít ai học chữ Hán để làm thơ làm phú; còn muốn giao thiệp với người Trung Hoa thì học tiếng Quảng Đông hoặc tiếng Phổ thông cho đỡ tốn công hơn.

Bạn lại có thể học để viết và nói.

Nhắm mục đích trên thì thể học lấy được. Nhắm mục đích dưới thì nhất định phải có thầy, phải theo một lớp giảng trong ít lâu. Biết bao người học 5-6 năm tiếng Anh mà nói không được, nghe không ra, chỉ vì học theo lối hàm thụ.

4. GHE ĐĨA DẠY NGOẠI NGỮ

Ngay từ khi mới học, phải tập cho đúng giọng. Hễ giọng sai thì càng lâu càng khó sửa. Vì vậy học tiếng Anh, tiếng Pháp mà không có giáo sư Anh, Pháp thì nên mua những đĩa dạy ngoại ngữ của hãng Assimil hay Linguaphone giá khoảng 3000$ một bộ 20 đĩa. Phương pháp Assimil dễ theo hơn phương pháp Linguaphone, bài học cũng vui hơn. Nghe những đĩa đó càng sớm càng hay. Bạn có thể nghe trong lúc tắm, bận quần áo, xếp dọn đồ đạc…

Mỗi ngày nghe năm sáu lần, mỗi lần năm mười phút, kết quả nhiều hơn là nghe luôn một lúc một giờ hoặc nửa giờ.

5. VÀI LỜI KHUYÊN

- Khi học một dụng ngữ, nhất là một động từ, nên thuộc lòng cả một câu ngắn trong đó có dụng ngữ ấy.

Hồi xưa và hồi này cũng vậy, nhiều thầy giáo dạy một động từ mà không kèm thêm một bổ túc từ.

Người ta bắt trẻ học:

Nuire là làm hại.

Porter là mang.

………

Như vậy có hại cho trẻ lắm. Trẻ muốn diễn ý: “làm hại bạn tôi” thì viết ngay: “nuire mon camarade” và khi gặp câu: “Cette chatte porte” thì dịch ngay là “con mèo này mang”.

Phải học:

Nuire à quelqu’un là làm hại ai. Hoặc cả câu như vầy thì hơn:

Cet atiment nuit à ma santé: Thức ăn này làm hại sức khỏe tôi.

Còn động từ porte có nhiều nghĩa chứ không phải chỉ có một nghĩa là: mang.

Porter quelque chose là mang một vật gì.

Porte sur quelque chose có nghĩa là nhắm vào một đối tượng gì, như: Sur quoi porte vote? là: Lời chỉ trích của ông nhắm vào chỗ nào vậy?

Còn porter không có bổ túc từ ở sau là “có chửa”. Cette chatte porte: Con mèo này có chửa.

Tiếng Anh cũng thế:

To look, to look at, to look after, to look for, to look down upon, to look in…đều có nghĩa khác nhau. Chỉ học “To look” không, không đủ.

Mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm, những chỗ khó riêng của nó; mỗi dân tộc có một lối diễn tư tưởng mà ta cần phải học thuộc và nhớ kỹ.

Phải để ý đến những chỗ đó, so sánh ngoại ngữ với tiếng Việt thì học mới mau tấn tới.

Có nhiều phương pháp dạy ngoại ngữ, phương pháp nào cũng phải đạt được tới kết quả là làm cho người học thuần tai, thuần miệng, thuần tay. Mà nếu bạn không chịu tốn công thì phương pháp hay tới mấy cũng hóa vô hiệu. Bạn phải nghe nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, học thuộc lòng nhiều.

Tôi không giới thiệu với bạn những sách Việt dạy tiếng Anh, tiếng Pháp vì tiệm nào cũng có bán và giá trị những cuốn đó cũng không hơn kém nhau mấy.

Học trong những cuốn Pháp văn tự học, trình độ của bạn có thể bằng một học sinh năm thứ nhất hồi tiền chiến nghĩa là viết một bài luận ngắn độ 1-2 trang, đọc được những tiểu thuyết bình dị như Les trois Mousquetaires của Alexandre Dumas, Le petit chose của Alphone Daudet. Như vậy là bạn đã qua được những bước đầu khó khăn nhất rồi đấy. Muốn học cao hơn nữa, nên theo một lớp hàm thụ ở Pháp.

6. HỌC HÁN TỰ

a) Sách Việt dạy chữ Hán.

Về Hán tự, như tôi đã nói, chúng ta còn thiếu nhiều sách lắm.

Ngoài những cuốn “Nhất thiên tự”, “Tam thiên tự”, “Ngũ thiên tự” (1) mà từ lâu không ai dùng nữa vì cổ lỗ quá, tôi mới được biết những bộ sau này:

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w