Thơ phải hàm súc

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 82 - 83)

Thơ – mà Văn cũng vậy – muốn tuyệt diệu thì phải hàm súc, phải “ý ngôn tại ngoại”. Tôi muốn đọc xong môt bài thơ rồi, còn có dư ba ở trong lòng, còn liên miên suy nghĩ, tưởng tượng, mơ mộng.

Một bạn tôi ăn xong bánh ngọt, không khi nào chịu uống nước ngay. Hỏi anh, anh đáp: “Các bác sĩ bảo như vậy sâu răng. Sâu thì sâu, uống nước ngay thì hết vị ngọt, thơm ở miệng lưỡi rồi, còn thú gì nữa?”

Thơ cũng như bánh ngọt, phải cho tôi cái dư vị đó tôi mới thích.

Hàm súc là lời ít mà ý nhiều như hai câu này của Xuân Diệu tả nỗi buồn vơ vẩn, vô cớ của thiếu nữ khi thu về:

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói. Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?

Ba tiếng “nghĩ ngợi gì?” làm cho ta bâng khuâng tự hỏi: Tại sao khi thu về thì ai cũng buồn, chứ không riêng gì thiếu nữ? Cái buồn đó ra sao? Ta nhớ những gì khi tựa cửa như vậy? Tưởng tượng những cái gì? Mơ tưởng tới cái gi? Cảnh vật, thời tiết ảnh hưởng tới tâm hồn ta ra sao?...

Chỉ 3 tiếng mà gợi được bao nhiêu ý tưởng, nghĩa của nó thực bát ngát. Đọc 2 câu của Thôi Hiệu:

Nhật một hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu. (Trời tối quê nhà đâu đó tá? Khói tuôn sóng vỗ mối sầu gây)

Với hai câu của Bà Huyện Thanh Quan:

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

Bạn thích 2 câu trên hay 2 câu dưới? Tôi thích 2 câu trên mà xét kỹ thì ý hai nhà đó như nhau: đều là hoài cổ. Thôi Hiệu hạ chữ sầu, Thanh Quan hạ hai chữ

hồ, để ta tưởng tượng, suy nghĩ thêm, không thực thà như hai chữ Đoạn Trường. “Sử nhân sầu”, sầu ra sao? Ta không biết. Ta muốn cho nó ra sao thì cho. Còn đoạn trường tức là sầu đứt ruột, sầu đến cực độ rồi, không còn tưởng tượng thêm gì được nữa.

Cái mờ mờ, mông lung như mỹ nhân dưới hoa, như cánh buồm trong sương ấy chính là cái đẹp của thơ.

Tả lúc ly biệt một chốn đã ở lâu năm, mà tuyệt nhiên không nói đến bạn bè, thân thích, chỉ hạ hai câu:

Hoàng oanh trụ cửa hồn tương thức, Dục biệt tần đề tứ ngũ thanh

(Nhung Dục)

(Ở mãi, oanh vàng quen biết lắm, Gần đi, hót vội bốn năm thanh)

(Phương Sơn dịch)

thì thực là man mác, làm cho ta đoán được tâm hồn cùng đời sống của thi nhân ở nơi đó.

Thơ Việt thì có lẽ hàm súc nhất là thơ của Hồ Xuân Hương, như 2 câu dưới đây thì ai cũng nhận là tuyệt:

Người xưa cảnh cũ nào đâu tá? Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu!

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w