- Vâng Nhưng hồi xưa ít phương tiện làm giàu hơn bây giờ Bây giờ có máy móc Một cái máy sản xuất bằng hàng ngàn người Có 100 cái máy tức là có hàng ức nô lệ Hồi xưa có ông
b) Chữ X Khang Hi tự điển cho ư+ hàm, Từ Nguyên và Từ Hải cho a+ can.
Ta có: không phụ âm + an, bình thanh, bực bổng, và phải đọc là an
Nhớ ba nguyên tắc trên rồi, bạn thử áp dụng và tra cách đọc những chữ
X ,X ,X ,X ,X ,X ,X ,X , X ,X ,X ,X ,X ,X ,X ,X , xem có nhận ra được điều gì khác thường không.
Chẳng hạn chữ X , theo đúng tự điển, phải đọc là câm. Tôi nhận thấy tiếng Hán không có vần im, chỉ có vần âm, như thâm(sâu), tâm(tim), tầm(tìm), trầm(chìm) …, đọc X là kim là theo giọng của ta.
Về chữ X , bạn tra Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, rồi Việt Nam tự điển của Thiều Chửu xem cách đọc nào đúng tự điển Trung Hoa.
Về chữ X , bạn tra Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, rồi Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức xem cách đọc trong cuốn nào đúng.
Trong khi đọc ta nên tìm tòi, so sánh như vậy, vừa nhớ lâu mà lại vừa thấy hứng thú.
4. Một lối chú tâm nữa ít thông dụng trong các tự điển Trung Hoa là dùng một chữ có một thanh nhất định rồi đọc ra một thanh khác.
Thí dụ chữ X , Khang Hi tự điển ghi: X (ca) khứ thanh.
Ở đây ta cũng có thể áp dụng qui tắc 2 được. Chúng ta đã biết theo qui tắc 2, ta cần phải biết bốn yếu tố rồi mới đọc được một tiếng:
a - âm khởi đầu b - vận
c - bực của thanh d - và loại thanh
Khang Hi tự điển cho: ca và khứ thanh. Vậy ta biết loại thanh rồi (khứ thanh) tức yếu tố d; còn ba yếu tố trên a, b, c tất phải nằm trong chữ ca; nghĩa là chữ ca
phải cho ta:
a - âm khởi đầu là c
b - vận là a c - bực của thanh là bổng Rốt cuộc ta có: c + a, thanh khứ, bực bổng và ta phải đọc là cá. Một thí dụ nữa. Chữ X , chua là X (nhậm) nhập thanh. Nhậm cho ta nh + âm, bực trầm.
Vậy phải đọc X là nhập (nh + âm, thanh nhập, bực trầm)