- Vâng Nhưng hồi xưa ít phương tiện làm giàu hơn bây giờ Bây giờ có máy móc Một cái máy sản xuất bằng hàng ngàn người Có 100 cái máy tức là có hàng ức nô lệ Hồi xưa có ông
KHUYẾN KHÍCH SỰ TỰ HỌC
Hai năm trước tôi được đọc một bài thơ Anh của một thi sĩ vô danh. Nhờ bài đó tôi đã yêu đời và hăng hái làm việc hơn. Tôi học thuộc nó, chép lại cho bạn thân rồi dịch ra tiếng Việt. Tôi xin trích ra dưới đây đoạn trên để tặng bạn:
The little things
If any little word of mine May make a life the brighter,
If any little song of mine May make a heart the lighter, God help me speak the little word
And take my bit of singing And drop it in some lonely vale
To set the echoes ringing.
Những vật nhỏ mọn
Nếu lời nhỏ mọn của tôi Giúp đời ai đó sáng tươi đôi phần.
Nếu tôi ca hát dăm vần Mà lòng ai đó lâng lâng hết phiền,
Thì tôi cầu khẩn Hoàng thiên Giúp cho tôi nói, ca lên vài lời
Rồi đưa lời đó xa khơi
Vang trong cô lũng để tôi giúp người.
Một anh bạn tôi chê bài đó không phải là thơ, chỉ là một bài luân lý đặt thành vần. Chê hay khen là tùy quan niệm của mỗi người về thơ. Lời trong bài đó bình dị thật, có thể gần như là vè, nhưng bình dị há không phải là một đức? Vả lại đọc lên, ta thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thanh cao hơn mà cái đẹp về nội dung có lẽ gì lại không quí bằng cái đẹp về hình thức? La Bruyère nói: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần bạn lên và gợi cho bạn những tình cảm cao thượng và can
đảm, thì bạn đừng kiếm một qui tắc nào khác để xét nó; nó hay đấy và do một nghệ sĩ viết ra đấy”.
Bổn phận của chúng ta nhiều lắm; chẳng làm được những việc lớn thì làm những việc nhỏ như tác giả bài thơ đó và có một việc nhỏ mà người tự học nào cũng làm được là giúp người khác hưởng cái lợi và cái thú tự học, nghĩa là khuyến khích sự tự học và hướng dẫn những người muốn tự học.
Những hội khuyến học, Truyền và Quốc ngữ đã giúp đồng bào được nhiều, song theo tôi muốn khuyến khích sự tự học cho nó hiệu quả thì phải trông vào sự giáo dục ở trường và ở nhà.
Chúng ta phải tập cho học sinh hoặc con, em chúng ta thích đọc sách ngay từ hội chúng 10,11 tuổi. Theo luật tự nhiên thì trẻ nào cũng ham đọc sách. Hồi nhỏ, chúng ta ai không mê những chuyện Chinh Đông, Chinh Tây, Tam Quốc, Thủy Hử…? Trời rét căm căm, chúng ta chạy hằng cây số, dưới trời mưa phùn và gió bấc, tới hiệu Cài Tường đầu phố hàng Gai, bỏ ra hai xu để đổi lấy một cuốn
Chung Vô Diệm hoặc Phấn trang lầu. Chúng ta bắt Gia Cát Lượng, Lý Nguyên Bá, Tiết Đinh San, Trần Giảo Kim… phải đi theo chúng ta trên con đường từ nhà tới trường dưới những hàng bàng trơ trọi hoặc những hàng me xanh mướt.
Vâng, trẻ nào cũng ham đọc sách. Nếu có một vài em trông thấy một cuốn sách mà không muốn mở, thì có lẽ tại các em chưa bao giờ được đọc sách, hoặc chưa gặp những sách mà các em thích. Ta phải chỉ dẫn cho các em. Em nào bẩm tính ưa hoạt động thì đưa cho đọc những truyện hướng đạo, em nào trầm tĩnh hơn thì cho đọc những truyện thần tiên hoặc cổ tích.
Cũng có thể do lối dạy học ở nhà trường nữa. Người ta nhồi sọ học sinh quá, nên trông thấy sách là các em sợ. Tai sao ở ban Tiểu Học ta không bỏ ra mỗi tuần vài giờ để đọc và giảng những truyện cổ tích cho trẻ em nghe mà bắt chúng học thí nghiệm Torricelli, quy tắc Archimède làm gì vậy? (1). Tại sao ở ban Trung Học đệ nhất người ta không cho học sinh đọc, tập phân tích và phê bình những truyện của Nam Cao, Trần Tiêu, Tô Hoài, Thế Lữ…?
Giảng những truyện Con trâu, Quê người, cho học sinh Nam Việt, những truyện,
Đồng quê, Ngọn cỏ gió đùa, cho học sinh Bắc Việt, các em sẽ mê man nghe, sẽ hiểu thêm địa lý, phong tục nước nhà, yêu thêm đồng bào và những người xấu số. Người ta thường chê sách là xa thực tế. Loại sách nào kia chứ loại tiểu thuyết đó chính là đời sống vậy.
Một khi các em đã mê man đọc những truyện ấy thì tự nhiên các em sẽ tìm kiếm thêm để đọc, và ta không lo gi cho tương lai các em nữa mà còn có thể hãnh diện bảo các em rằng:
“Qua đã cho các em một kho vàng mà nhiều kẻ quyền quí ở thời này có thể thèm muốn, một kho vàng mà không một nghịch cảnh nào có thể
cướp của các em được, một kho vàng mà mỗi ngày tăng về giá trị và giữ chắc cho các em nhân phẩm cùng hành phúc trong suốt đời các em”.
---
(1) Hiện nay tại các lớp nhỏ mỗi tuần chỉ có nửa giờ đọc hoặc kể chuyện cổ tích. Số giờ đó ít quá.
---
Phụ lục I