DANH NGÔN VỀ VIỆC HỌC

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 152 - 156)

- Vâng Nhưng hồi xưa ít phương tiện làm giàu hơn bây giờ Bây giờ có máy móc Một cái máy sản xuất bằng hàng ngàn người Có 100 cái máy tức là có hàng ức nô lệ Hồi xưa có ông

DANH NGÔN VỀ VIỆC HỌC

1. Anh nên chú tâm hết tâm thần vào những lời của người khác và thấu rõ tâm hồn người nói chuyện với anh.

MARC AURÈLE

2. Đọc sách không phải chỉ là đọc những ám hiệu mà còn là diễn những ám hiệu đó thành ý niệm, tình cảm và hành động

ALBERT THIERRY

3. Nhiệm vụ của học đường không phải là truyền kiến thức cho học sinh mà dạy cho chúng cách thu thập được kiến thức khi chúng cần tới.

GÉRARD CHARNOZ

4. Người ta đem tất cả cái buồn chán vào trong sự học, tất cả cái vui thích vào trong sự tiêu khiển, chúng ta rán thay đổi sự trạng đó đi: làm cho sự học hành hóa dễ chịu, che nó sau bức màn tự do và vui thích.

FÉNELON (Tuy nhiên có người nói:)

5. Chúng ta bây giờ sẽ ra sao đây nếu hồi trẻ không có những ông thầy rất nghiêm khắc buộc chúng ta học những điều mà chúng ta không thích.

JEAN GUITTON (Vậy ý kiến của bạn ra sao?)

6. Người nào, dù trẻ dù già, mà cương quyết đòi xé cái khăn bịt mắt mình đi, người đó quả là có một năng lực lớn lao phi thường.

MARTIN NADAUD

7. Gặp cái gì lạ thì người ta thường ngạc nhiên quá đỗi mà trước những cái xảy ra thường ngày thì người ta lại chẳng ngạc nhiên chút nào.

Bà DE GENLIS

8. Người nào có thể tự đặt mình vào địa vị của người khác, có thể hiểu được cách suy tư của họ, thì không còn lo gì về tương lai của mình cả.

OWEN D. YOUNG

9. Sự ích lợi cần có một cái gì bổ túc nó, nó ích lợi cho một cái gì, nó nhắm một mục đích gì ở ngoài nó; còn cái đẹp thì tự nó đã là mục đích của nó rồi.

RENÉ HUYGHE

10.Một thất bại vẻ vang không đưa tới đâu cả, một thành công nho nhỏ sẽ đưa tới một thành công khác không nhỏ đâu.

ARNOLD BENETT

11.Không có sự ngu xuẩn nào đáng xấu hổ hơn là tưởng rằng mình biết những điều mà thực ra mình không biết.

SOCRATE (Bạn so sánh với câu:)

12.Tri chi vi chi tri, bất tri vi bất tri, thị chi dã (Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, thế là biết).

KHỔNG TỬ

13.Ở đời, cái gì rồi cũng chán, trừ cái việc tìm hiểu.

VIRGILE

14.Sự học hỏi tô điểm đời sống của ta và làm cho ta quí đời sống hơn.

J. VIENNET

15.Người siêng học lần lần tự tạo cho mình một sự tôn quí mà chức tước, tiền của không tặng được.

VOLTAIRE

16.Ngày nay chỉ một tủ sách mới thực là một trường đại học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CARLYLE

17.Tôi đặt hạnh phúc của tôi vào sự học hỏi, như vậy là suốt đời tôi không lúc nào thiếu công việc.

CLÉMENCEAU (Bạn so sánh với câu:)

18.Luôn luôn có cái gì mới cho ta học.

(và câu:)

19.Mặc nhi thức chi, học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện, hà hữu ư ngã tai?

(Thầm lặng suy nghĩ mà biết mọi lẽ, học mà không biết chán, dạy người không mỏi, ba điều ấy ta có điều gì hơn người đâu?)

KHỔNG TỬ

20.Điều kiện thuận lợi nhất cho trí tuệ phát triển một cách phong phú, là một nền giáo dục làm nẩy nở ý thức về cái thực hữu, và khả năng tổng hợp mà không rời khỏi cái thực hữu.

E. BOUTROUX

21.Cử nhất ngung, bất dĩ tam ngung phản, bất phục. (Vạch cho một khía cạnh rồi mà môn đệ không tìm ra được ba khía cạnh kia, thì không dạy thêm nữa)

KHỔNG TỬ

22.Bất viết như chi hà, như chi hà giả, ngô mạc như chi hà dã dĩ hĩ (Nếu môn đệ không tự hỏi “Phải làm ra sao? Phải làm ra sao?” thì ta cũng chẳng làm thế nào được.

KHỔNG TỬ

23.Chỉ những ngày tôi làm việc mới là những ngày tôi thực sự sống.

A. DE MUSSET

24.Hôm nay tôi thôi dạy học để ngày mai tôi bắt đầu học.

(Giảng hết một khóa về văn học ở Đại học đường Sorbonne, ông Villemain nói với sinh viên câu đó.)

VILLEMAIN

25.Đời của một học giả dài hơn đời của hạng thường nhân vì vị đó không bỏ lỡ một lúc nào hết mà không lợi dụng.

Tu viện trưởng PRÉVOST

26.Sự ngu dốt là cảnh đêm tối của tinh thần, một cảnh đêm không trăng không sao.

CICÉRON

27.Bạn nên thay đổi hoài sự học hỏi; trau giồi trí óc về mọi mặt, mở cửa cho nó nhìn về mọi chân trời.

SAINTE-BEUVE

28.Hiếu nhân bất hiếu học, kỳ tế dã ngu; hiếu trí bất hiếu học, kỳ tế dã đãng; hiếu tín bất hiếu học, kỳ tế dã tặc; hiếu trực bất hiếu học, kỳ tế dã giảo; hiếu dũng bất hiếu học, kỳ tế dã loạn; hiếu cương bất hiếu học, kỳ tế dã cuồng.

(Ưa điều nhân mà không ưa học thì cái mối hại che lấp là sự ngu muội; ưa có trí tuệ mà không ưa học thì cái mối hại che lấp là sự phóng đãng, lầm lạc; ưa giữ tín mà không ưa học thì cái mối hại che lấp là sự thiệt thòi; ưa ngay thẳng mà không ưa học thì cái mối hại che lấp là là tính gắt gao; ưa dũng cảm mà không ưa học thì cái mối hại che lấp là sự phản loạn; ưa cương cường mà không ưa học thì cái mối hại che lấp là sự cuồng loạn.)

KHỔNG TỬ

29.Ngô thường chung nhật bất thực, chung dạ bất tầm dĩ tư, vô ích, bất như học dã. (Ta thường suốt ngày không ăn, suốt đêm không ngủ để suy nghĩ, vô ích, không bằng học).

KHỔNG TỬ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30.Bác học chi, thẩm vấn chi, thận tư chi, minh biện chi, đốc hành chi. Hữu phất học, học chi phất năng, phất thố dã. Hữu phất vấn, vấn chi phất tri, phất thố dã. Hữu phất tư, tư chi phất đắc, phất thố dã. Hữu phất biện, biện chi phất minh, phất thố dã. Hữu phất hành, hành chi phất đốc, phất thó dã. Nhân nhất năng chi, kỷ bách chi; nhân thập năng chi, kỷ thiên chi. Quả năng thử đạo hĩ, tuy ngu tất minh, tuy nhu tất cường).

(Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biện cho rõ ràng, làm cho hết sức. Có điều không học, nhưng đã học điều gì mà không được thì không thôi. Có điều không hỏi, nhưng đã hỏi điều gì mà không biết rõ thì không thôi. Có điều không nghĩ, nhưng đã nghĩ điều gì mà không ra thì không thôi. Có điều không phân biện, nhưng đã phân biện điều gì mà không minh bạch thì không thôi. Có điều không làm, nhưng đã làm điều gì mà không hết sức thì không thôi. Người ta dụng công một, ta dụng công một mà không được thì dụng công gấp trăm. Người ta dụng công mười, ta dụng công mười mà không được thì dụng công gấp nghìn, kỳ được mới thôi. Nếu quả theo được đạo ấy thì dầu ngu cũng hóa sáng, dù yếu cũng thành mạnh).

Sách TRUNG DUNG

31.Phẩm giá của ta đo theo lý tưởng ta theo đuổi.

P. HYMANS

32.Cái gì ta tự học được mới thực là của ta hơn những cái người khác dạy cho ta.

JOHN LUBBOCK

33.Nếu một tác giả làm cho tôi cảm động, thích thù thì đủ rồi, tôi không vạch lông tìm vết nữa.

VOLTAIRE

VOLTAIRE

35.Cái đẹp là biểu hiện của cái thiện.

E. KANT

36.Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội ngắm một cái gì đẹp. Cái gì đẹp là công trình của Thượng Đế đấy.

C. KINGSLEY

37.Không có gì đẹp băng cái chân thực: chỉ cái chân là đáng yêu.

BOILEAU

38.Cái đẹp là nguồn vui vô tận cho người nào biết tìm ra nó.

ALEXIS CARREL

39.Nhật chi kỳ sở vô, nguyệt vô vong kỳ sở năng, khả vị hiếu học dã dĩ hĩ.

(Ngày ngày biết thêm được cái gì mình không biết, tháng tháng đừng quên cái gì mình đã biết, như vậy đủ gọi là hiếu học được rồi.)

TỬ TRƯƠNG

40.Lợi dụng được cái quí nhất của bản thân ta, đó mới thực là chân giáo dục. Còn cuốn sách nào quí hơn cuốn sách nhân loại?

Thánh GANDHI

41.Thận tín thư bất như vô thư (Tin hết ở sách, thà đừng đọc sách)

MẠNH TỬ

42.Có những lúc mà một người thắc mắc, lo lắng, đau khổ phải rút vào một chốn cô tịch, mở một cuốn sách để tìm một cái gì mình thích, một sự tiêu khiển, một sự an ủi mà quên mọi sự đi.

G. DUHAMEL

43.Sách là ánh sáng soi đường cho văn minh.

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 152 - 156)