THÚ CHƠI SÁCH

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 143 - 145)

- Vâng Nhưng hồi xưa ít phương tiện làm giàu hơn bây giờ Bây giờ có máy móc Một cái máy sản xuất bằng hàng ngàn người Có 100 cái máy tức là có hàng ức nô lệ Hồi xưa có ông

6.THÚ CHƠI SÁCH

Người tự học nào cũng yêu sách vì sách là một nguồn vui vô hạn của họ. Có người mê sách như mê tình nhân.

Mới chỉ đọc ít hàng quảng cáo trên báo họ đã đợi ngày sách xuất bản. Cứ một tuần một lần, có khi ba ngày một lần, họ tạt vào hàng sách hỏi xem sách đã có bán chưa. Có khi họ kiếm khắp các tiệm, gởi thư đi khắp nơi, rao trên báo, tìm cho được cuốn sách họ thích, dù phải trả giá nào cũng được. Phạm Lãi ngày xưa đi tìm Tây Thi chưa chắc đã tốn công hơn.

Bỏ tiền ra mua sách họ thấy sung sướng như một bạn trẻ đi sắm sính lễ.

Sách mang về tới nhà, dù gặp bữa, họ cũng bắt người thân phải để họ vui thích với sách vài phút đã. Họ ngửi mùi giấy, mùi mực mới in. Chà! Thơm hơn hương lan đấy, thưa bạn, họ đưa trang sách lên tận mũi để hít, rồi họ vuốt ve cái bìa

bóng láng, mân mê trang giấy trắng mịn, ngắm nghía từng chữ, từng nét vẽ. Họ ghét những cuốn sách rọc sẵn vì làm họ mất những phút say mê được cầm con dao bén rọc từng xấp một, rồi lật từng trang một, nhìn đây một tấm hình, đọc kia dăm ba hàng. Còn cái thú đọc bảng Mục lục nữa. Sau cùng mới tới cái thú chầm chậm, tiếp xúc với tác giả, người bạn thân không quen biết. Lúc đó thì họ quên hết thời gian và không gian đương ở Sài gòn mà tưởng như lênh đênh trên hồ Ba Bể, đương ở cái thế kỷ của xe hơi và máy bay mà tưởng như sống lại trong cái thời “võng anh đi trước, võng nàng đi sau”.

Những người đó có lẽ sướng nhất đời. Tôi chưa theo được họ, tôi chỉ dùng sách chứ không chơi sách. Nếu bạn muốn chơi sách thì nên đọc cuốn “Thú chơi sách” của Vương Hồng Sển (nhà Tự Do xuất bản 1960). Nhưng tôi khuyên bạn đừng chơi sách lối này:

Một anh bạn của tôi cứ đầu mỗi tháng gởi mua ở bên Pháp ba trăm đồng bạc sách (hồi đồng bạc giá 17 quan). Không khi nào anh mua sách ở Sài gòn vì mua ở Pháp rẻ hơn.Cũng không khi nào anh ta mua sách Việt; điều đó thì tôi không hiểu tại sao.

Khi sách tới, anh mở gói một cách rất trịnh trọng. Trước hết anh mài lại con dao cho bén đã. Dù dao bén sẵn rồi, anh cũng mài để kéo dài những phút vui. Anh lau kỹ mặt bàn, ngồi ngay ngắn, gỡ từng mối dây, mở từng tờ giấy bao, vuốt 5-6 lần cho phẳng, cất đi rồi mới coi từng cuốn. Có người ở chung quanh với anh bảo trước khi coi, anh còn tắm gội cho khoan khoái đã. Lời đó không biết có quá không.

Anh vuốt ve, mân mê mỗi cuốn rồi lấy giấy bao, bao kỹ lưỡng lắm: anh đặt sách ở giữa tờ giấy, lệch một ly cũng không được. Bao xong anh sắp thành một chồng ngay ngắn. Lúc này là lúc khoan khoái vô cùng của anh đây: mặt anh tươi lên, mắt anh sáng lên, anh ngồi ngắm sách, ngắm hoài như một anh chàng mê đá gà, ngắm một con gà quí vậy. Một lát sau, anh mới chầm chậm rọc sách, rọc xong anh ôm cả chồng đem cất. Thế là mất trọn một buổi.

Từ đó, mỗi ngày 2 lần, trước hai giấc ngủ trưa và tối, anh lại ôm trọn chồng sách ra đặt trên bạn nhỏ ở đầu giường để anh nằm mà ngắm cho đến lúc thiu thiu ngủ. Sau một tháng như vậy, anh quen với chồng đó rồi, phải mua một chồng khác. Bạn hỏi tôi:

- Có khi nào ông ta đọc những sách đó không?

Thưa bạn, nói là không thì cũng oan mà bảo là có thì cũng không đúng hẳn. Mỗi cuốn anh ta cũng có coi được nửa bài tựa, cái bảng Mục lục, hết các hình (nếu có hình đẹp) và độ vài ba hàng trong 5-6 trang.

Kể ra chơi sách như vậy cũng không hại, có phần thanh nhã hơn là chơi lọ cổ, chơi tem, chơi chim, mà lại lợi cho người viết sách, nhà xuất bản, nhà bán sách và cho văn hóa.

Nhưng bạn là người tự học, nên tôi khuyên đừng chơi sách cái lối ấy.

Chương XIV

Một phần của tài liệu Tự học một nhu cầu của thời đại (Trang 143 - 145)