- Vâng Nhưng hồi xưa ít phương tiện làm giàu hơn bây giờ Bây giờ có máy móc Một cái máy sản xuất bằng hàng ngàn người Có 100 cái máy tức là có hàng ức nô lệ Hồi xưa có ông
2. CHỖ LÀM VIỆC
Nhiều nhà văn có những tật kỳ dị lắm.
Lý Hạ đời Đường cứ sáng tinh sương cưỡi con lừa, đeo túi gấm đi tìm hứng, nghĩ được câu nào, chép bỏ vào túi. Ông quen sáng tác ở giữa cảnh thiên nhiên như J.J. Rousseau.
Lý Phàn Long đời Minh thì khác hẳn. Ông cất một ngôi nhà ở giữa hộ, gồm ba từng, từng dưới để tiếp khách, từng giữa cho người ái thiếp ở, từng trên là thư phòng. Trên tường ông dán đầy những danh văn của cổ nhân và mỗi lần hứng tới, ông rút thang, không cho ai lên phá ông trong lúc làm thơ.
Argenson đóng một cái xe rộng đủ kê một cái trường kỷ và đánh xe vô rừng hoặc ra giữa cánh đồng để đọc sách.
Trong khi sáng tác phải có người bận áo thật rực rỡ (Buffon), có nhà lại chuyên bận áo ngủ (Balzac); ông phải nằm (Cujas, Đông Hồ, Phan Du) ông phải đứng (Victo Hugo); Balzac đốt bạch lạp để viết, Bacon thì vừa nghe âm nhạc vừa viết; có kẻ đặt sọ người lên bàn rồi vừa nhìn vừa suy nghĩ, có kẻ lại treo hình mỹ nhân trước mặt, cạn ý thì hỏi tranh…, thực trăm nhà trăm tật.
Cần gì phải cầu kỳ như vậy? Một căn phòng sáng sủa, tĩnh mịch, một cái bàn, một cái ghế với một cái tủ sách là đủ. Bàn nên có một hộc để đựng hộp thẻ và trên bàn có một bình bông thì càng quí. Hoa với sách vốn đi đôi với nhau.
3. TỦ SÁCH
Một người hiếu học khi mới ở trường ra, lãnh được số lương đầu tiên, tất nghĩ ngay đến việc lập một tủ sách. Nhưng xin bạn thận trọng, định chương trình tự học đã rồi hãy mua sách, kẻo phí tiền.
Nên làm 2 thẻ cho mỗi cuốn, ngay từ khi mới mua về: một thẻ sắp theo tên tác giả, một thẻ sắp theo môn học. Đừng đợi lúc có 4-5 trăm cuốn rồi mới làm thẻ, bạn sẽ thấy ngán lắm.
Sách của bạn chưa được 100 cuốn thì muốn sắp ra sao cũng được. Sách càng nhiều thì càng phải phân loại kỹ lưỡng cho dễ sắp và dễ kiếm. Ở một chương trên tôi đã chỉ hai cách phân loại. Nếu bạn áp dụng 2 cách ấy và nếu mỗi cuốn sách có hai cái thẻ thì trong tủ sách, bạn có thể sắp sách theo chiều cao của nó. Bạn chia tủ sách làm những ngăn cho:
Những sách cao dưới 20 phân ---- ---- từ 21 phân tới 30 phân ---- ---- từ 31 đến 50 phân ---- ---- trên 50 phân
Theo tôi, cách sắp sau này chỉ trong cuốn Un art deltre của Adrien Jans hợp với những tủ sách gia đình hơn, tuy nó có chỗ bất tiện là những sách cùng một loại thường không cùng một khổ, thành thử cùng một ngăn mà có cuốn cao cuốn thấp, không được đẹp mắt:
1. Những cuốn ta thích nhất bất kỳ trong loại nào. 2. Những cuốn in đẹp
a. Sách về mỹ thuật b. Sách về văn học.
3. Tiểu thuyết (sắp theo chữ cái của tên tác giả) 4. Thơ ( n.t. )
Phê bình. Tùy bút (sắp theo chữ cái của đầu đề) 5. Sử ký (sắp theo từng thời đại và từng xứ)
Triết lý
6. Loại sách nhỏ về khoa học
Tiểu sử (sắp theo tên người nói trong sách) 7. Tôn giáo
8. Tạp chí
Chắc ông Adrien Jans có những lý lẽ riêng của ông mới sắp Triết lý chung với sử ký và Tiểu sử chung với Khoa học. Ta không cần đúng ông, có thể sắp Phê bình, Tùy bút, Tôn giáo chung với Triết lý; Tiểu sử chung với Sử ký… Chung nghĩa là cùng một chỗ, chứ không phải là lẫn lộn với nhau.
Ta lại có một ngăn cho những sách về nghề riêng của ta và một ngăn cho sách để trẻ em đọc.
Nếu bạn không lập cho mỗi cuốn 2 tấm thẻ thư tịch (1) thì ít nhất cũng phải ghi tên sách theo từng loại vào một cuốn sổ như dưới đây.
Số sách Tên tác giả Tên sách Nhà xuất bản Năm xuất bản Ý quan trọng trong sách Ngày lấy ra Tiểu chú
1 2 3 4 5 6 7
Trong cột 6 nên ghi bằng viết chì để dễ gôm đi khi trả sách vào tủ. Trong cột tiểu chú bạn có thể biên tên người đã mượn sách.
Khi sắp vô tủ sách, những cuốn nặng nhất nên để ở ngăn dưới, những cuốn thường dùng thì nên để vừa tầm tay, khỏi phải kiễng chân hay khom lưng mỗi khi lấy, những cuốn nhẹ nên để trên cùng. Sách nên đặt đứng cho dễ lấy.
---
(1) Một nhà xuất bản ở 6 rue de Tournon Paris mỗi tháng xuất bản khoảng 6-7 chục thẻ thư tịch cho những sách hay xuất bản ở khắp nước Pháp trong tháng ấy. Mỗi thẻ có độ 10-15 hàng tóm tắt đại ý trong sách và 5-6 hàng phê bình. Thẻ đó rất tiện cho tra cứu và lựa sách, chỉ hiềm giá hơi đắt (mỗi năm độ 800 cái thẻ, phải trả 800đ).
---