Những thành tựu đã đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 112 - 114)

- Sử dụng NHCN theo đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ Sử dụng mẫu nhãn hiệu cho đúng danh mục sản phẩm dịch vụ đăng

3.2.1.Những thành tựu đã đạt đƣợc

Mặc dù SHTT là một trong những lĩnh vực pháp luật mới được hình thành và phát triển ở Việt Nam, nhưng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu đối với "tài sản vô hình" này trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất chú tâm xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu bảo hộ ngày càng cao của thị trường.

Thứ nhất, Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT khá đầy đủ và chi tiết, về cơ bản đã phù hợp với những thông lệ và chuẩn mực quốc tế về SHTT, phần nào phát huy được vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự sáng tạo của các cá nhân, tạo động lực cho sự phát triển khoa học, kỹ thuật, tạo tiền đề cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Dựa trên cơ sở pháp lý khá đầy đủ, cùng với ý thức của các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một nâng cao, họ đã chủ động nộp đơn yêu cầu Cục SHTT xác lập quyền sở hữu với các tài sản trí tuệ do mình tạo ra. Theo báo cáo thống kê tại Cục SHTT số lượng đơn đăng ký xác lập quyền SHCN nói chung và quyền với nhãn hiệu và NHCN nói riêng đã không ngừng tăng cao. Cụ thể, giai đoạn từ năm 1982 đến năm 2012, chỉ tính riêng số đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu do người Việt Nam nộp đã tăng gần 50 lần từ 461 đơn năm 1982-1988 đã lên tới con số 22838 đơn năm 2012. Số lượng các văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp cũng tăng nhanh chóng.

Thứ hai, cơ sở vật chất kĩ thuật và nguồn lực con người phục vụ cho quá trình xem xét đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cũng ngày càng được chú trọng đầu tư. Hệ thống cơ sở dữ liệu về SHTT ngày càng được hoàn thiện, các tổ chức cá nhân cũng như các chuyên viên xem xét đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu (NHCN) có thể căn cứ vào đó, để tra cứu về khả năng được đáp ứng yêu cầu bảo hộ đối với các đơn đăng ký. Đội ngũ chuyên viên, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, kinh nghiệm thực tiễn dồi dào cũng góp phần không nhỏ trong quá trình xác lập quyền đối với NHCN.

luật giải quyết các vấn đề SHTT cũng khá phát triển, góp phần không nhỏ, trong việc trợ giúp cho các tổ chức cá nhân thực hiện việc xác lập quyền của mình.

Thứ tư, hoạt động hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức có liên quan tới quyền SHTT cũng ngày càng được hoàn thiện. Đội ngũ thẩm phán, có trình độ chuyên môn về SHTT cũng ngày càng tăng cao, khiến cho các vụ việc tranh chấp về SHTT nói chung, NHCN nói riêng được đưa giải quyết tại Tòa án tăng lên, hiệu quả cũng tốt hơn trước.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 112 - 114)