Yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ đối với Trƣờng

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 26 - 29)

Đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục Việt nam hiện nay nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Một biện pháp quan trọng là đổi mới cách dạy và học trong các trường đại học, theo hướng tạo cho sinh viên chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức lấy tự học, tự nghiên cứu làm hoạt động quan trọng trong hoạt động học, giảng viên thay đổi cách dạy,

24

cách chuẩn bị bài giảng... Phương pháp đào tạo theo tín chỉ đáp ứng được yêu cầu trên và trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để đào tạo theo tín chỉ, mọi hoạt động của trường đại học phải có những thay đổi nhiều mặt, trong đó có sự thay đổi trong hoạt động Thông tin Thư viện cũng là điều tất yếu.

Tín chỉ (Credit) là đơn vị đo khối lượng lao động học tập trung bình của người học, tức là toàn bộ thời gian mà người học bình thường phải sử dụng để học một môn học, bao gồm: 1)Thời gian học trên lớp; 2)Thời gian học tập trên phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác đã được quy định ở đề cương môn học; 3)Thời gian dành cho việc tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài... Tín chỉ còn được hiểu là khơi lượng kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của môn học mà người học cần phải tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định. Giờ tín chỉ là một trong các giá trị: 1giờ học trên lớp và 2 giờ chuẩn bị bài/1 tuần; 2 giờ thực hành và 1 giờ chuẩn bị bài/1 tuần; 3 giờ tự học, tự nghiên cứu/1 tuần.

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ không phải chỉ là việc giảm giờ dạy trên lớp một cách máy móc. Cái làm nên sự thay đổi căn bản về chất của học chế tín chỉ là sự thay đổi quan niệm về đào tạo. Việc thay đổi quan niệm này tất yếu phải dẫn đến thay đổi về phương pháp dạy học. Thật vậy, việc thay đổi từ quan niệm lấy người dạy làm trung tâm sang quan niệm lấy người học làm trung tâm đã dẫn đến việc thay đổi căn bản vai trò của người dạy: phương pháp truyền đạt kiến thức hoặc cách tiếp cận nội dung (nhằm cung cấp cho người học càng nhiều kiến thức càng tốt) được thay bằng cách tiếp cận mục tiêu sao cho người học đạt được mục tiêu xây dựng những kỹ năng cao cấp, như phân tích, tổng hợp, phán đoán, phản biện, ra quyết định, giải quyết vấn đề… Vì thế, nhiệm vụ của người dạy không còn là truyền thụ kiến thức. Ngoài ra, người dạy phải làm công tác nghiên cứu khoa học, liên tục cải tiến chương trình và phương pháp dạy học, xây dựng môn học mới cho sinh viên có nhiều lựa chọn ngày càng phù hợp. Vì thế, người dạy phải được đầu tư nhiều hơn nữa về chuyên môn để thực hiện tốt cải cách giáo dục. Giảng viên cần phải được chuẩn bị đầy đủ về nghiệp vụ sư phạm:

+ Các giảng viên cần được đào tạo và thực hành để thực hiện giảng dạy giỏi và đào tạo lại sinh viên từ chỗ học vẹt đến chỗ học cách giải quyết vấn đề, tập huấn về các phương pháp dạy học tích cực.

25

+ Thiết kế chương trình và biên soạn bài giảng theo các phương pháp dạy học tích cực.

+ Thường xuyên nghiên cứu và thảo luận về phương pháp dạy học tích cực để ngày càng hoàn thiện nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên phải đủ về số lượng và mạnh về chất lượng để ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu học tập của sinh viên. Cụ thể là :

+ Phải có năng lực biên soạn nhiều môđun kiến thức mới để tăng dần số lượng các môn tự chọn để sinh viên ngày càng có nhiều sự chọn lựa các môn học.

+ Phải thay đổi định kỳ giáo trình.

+ Phải có năng lực biên soạn nhiều tài liệu tham khảo để sinh viên tự nghiên cứu.

+ Phải đầu tư nhiều thời gian để kiểm soát việc tự nghiên cứu của sinh viên. Đối với sinh viên:

+ Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ đối với từng giờ học mà giảng viên giao: tìm, đọc, ghi chép những tài liệu liên quan...

+ Nhận nội dung, vấn đề nghiên cứu, mở rộng, đi sâu vào bản chất, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chuẩn bị bài trình bày theo sự phân công...

+ Nhóm trưởng lên kế hoạch phân công đến từng thành viên với nhiệm vụ, thời gian hoàn thành, nguồn tham khảo...

+ Làm bài thực hành, thực tập; viết báo cáo thực hành, thực tập...

+ Nhận và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu mà giảng viên giao

Việc lấy người học làm trung tâm đòi hỏi Trường phải có cơ chế quản lý mềm dẻo trong việc tổ chức dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên trong việc học tập và nghiên cứu. Đào tạo theo tín chỉ cũng đòi hỏi phải có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại: phòng học, máy móc, tài liệu nghiên cứu, chỗ ngồi trong thư viện...rất lớn. Đây cũng là một nhiệm vụ lớn đối với Trung tâm Thông tin Thư viện Trường. Vì thế, Trung tâm đã phối hợp với các khoa, tổ bộ môn, điều tra nhu cầu của sinh viên trong việc bổ sung tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. Tuy nhiên, do lượng sinh viên lên học tập, nghiên cứu trên thư viện quá đông nên luôn gây ra tình trạng quá tải, thiếu chỗ ngồi. Đây là khó khăn mà Trường phải giải quyết trong thời gian tới để có thể phục vụ tốt cho việc đào tạo theo tín chỉ của Trường

26

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 26 - 29)