Hiện tại Trung tâm đang sử dụng 3 bảng phân loại: DDC cho các tài liệu nước ngoài, bảng phân loại 19 lớp của Thư viện Quốc gia cho các tài liệu không phải chuyên ngành luật, bảng phân loại các tài liệu luật học
- Bảng phân loại các tài liệu luật học do Trung tâm xây dựng và phát triển từ
bảng phân loại 19 lớp (mở rộng mục 34. Luật học) sử dụng để phân loại các tài liệu luật học. Cấu trúc của bảng phân loại gồm 7 nhóm ngành cơ bản:
34.0 Các ngành khoa học lý luận và lịch sử
34.01 Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 34.02 Lịch sử Nhà nước và pháp luật
34.03 Lịch sử các học thuyết chính trị
34.1 Các ngành khoa học luật hiến pháp và luật hành chính
34.11 Luật hiến pháp 34.12 Luật hành chính
34.2 Các ngành khoa học pháp luật kinh tế
34.20 Luật kinh tế 34.21 Luật tài chính ...
34.3 Các ngành khoa học luật dân sự và luật hôn nhân - gia đình
34.31 Luật dân sự
34.32 Luật hôn nhân và gia đình
34.4 Các ngành khoa học hình sự và tội phạm học 34.41 Luật hình sự 34.42 Tội phạm học 34.5 Các ngành khoa học luật tố tụng 34.51 Luật tố tụng hình sự 34.52 Luật tố tụng dân sự ...
34.6 Các ngành khoa học luật quốc tế và tƣ pháp quốc tế
34.61 Luật quốc tế 34.62 Tư pháp quốc tế
47
34.7 Các ngành khoa học pháp lý bổ trợ
34.71 Khoa học điều tra hình sự 34.72 Tâm lý học tư pháp ...
Bảng phân loại đã phản ánh đầy đủ nội dung của các ngành luật học và những nội dung của chúng theo sát nội dung, chương trình đào tạo của nhà trường. Đồng thời, có tính đến xu hướng phát triển của khoa học theo cả hai chiều: phân ngành và liên ngành. Nội dung của từng ngành luật được chi tiết hóa ở mức cao và đã thể hiện được tiến trình phát triển của ngành luật đó. Ví dụ như ngành luật dân sự, hình sự nội dung được xây dựng dựa trên những nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự và Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1997. Trong mỗi ngành luật, ưu tiên dành vị trí đầu tiên để tập hợp nguồn của ngành luật đó (hệ thống các văn bản pháp luật) nhằm tạo điều kiện để bạn đọc tra cứu các dạng tài liệu này một cách nhanh chóng. Ở mục này, tùy từng loại văn bản pháp luật khác nhau mà ghép các trợ ký hiệu hình thức cho phù hợp.
Ví dụ: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 34(V)110(001.1) Khi phân loại những tài liệu có nội dung phản ánh về nhà nước và pháp luật các nước ngoài và được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, sử dụng ký hiệu 34(N)…, mức độ chi tiết hóa tùy theo nội dung của tài liệu mà phân loại như đối với những tài liệu có nội dung phản ánh về nhà nước và pháp luật Việt Nam
Các bảng trợ ký hiệu:
+ Bảng trợ ký hiệu hình thức: Quy ước dùng trợ ký hiệu hình thức (001) để phân loại các hình thức văn bản pháp luật khác nhau như: hiến pháp; đạo luật; bộ luật; pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội, nghị định của chính phủ; quyết định, thông tư, chỉ thị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các văn bản hướng dẫn, giải thích pháp luật…
+ Bảng trợ ký hiệu địa lý: phản ánh một cách chính xác và đầy đủ những thay đổi về địa danh và địa giới hành chính cũng như những thay đổi về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới .
- Bảng phân loại 19 lớp
Bảng phân loại dùng cho các thư viện khoa học tổng hợp của Thư viện Quốc gia Việt Nam có đầy đủ các thành tố của một bảng phân loại hiện đại: Bảng chính, các bảng phụ trợ và bảng tra cứu chủ để. Theo cách phân chia của bảng gồm 19 môn ngành lớn như sau:
48 0 Tổng loại
1 Triết học. Tâm lý học. Logic học 2 Chủ nghĩa vô thần. Tôn giáo 3K Chủ nghĩa Mác – Lênin 3 Các khoa học xã hội - chính trị 4 Ngôn ngữ học
5 Khoa học tự nhiên và toán học 5A Nhân chủng học 61 Y học. Y tế 6 Kỹ thuật 63 Nông nghiệp 7 Nghệ thuật 7A Thể dục thể thao 8 Nghiên cứu văn học 9 Lịch sử
91 Địa lý
K Văn học dân gian Tác phẩm văn học Đ Sách thiếu nhi
Trong mỗi ngành lớn lại phân chia thành những ngành nhỏ hơn Ví dụ: 3 Các khoa học xã hội – chính trị
30 Các khoa học xã hội
31 Thống kê. Hạch toán. Phân tích kinh tế 32 Chính trị. Khoa học chính trị
33 Kinh tế. Khoa học kinh tế …
Trong mỗi ngành nhỏ, tùy theo yêu cầu mà có thể được chia ra những đề mục chi tiết hơn
Ví dụ: Trong mục 33 Kinh tế. Khoa học kinh tế 33.0 Khoa học kinh tế. Kinh tế chính trị học
33.01 Lý thuyết kinh tế nói chung
Kinh tế chính trị. Lý thuyết kinh tế Các bảng trợ ký hiệu:
49 + Trợ ký hiệu đại lý Việt Nam
+ Trợ ký hiệu địa lý các châu, nước ngoài + Trợ ký hiệu ngôn ngữ
Với bảng phân loại này, Trung tâm chủ yếu sử dụng các lớp: 1 Triết học. Tâm lý học. Logic học; 2 Chủ nghĩa vô thần. Tôn giáo; 3K Chủ nghĩa Mác – Lênin; 3 Các khoa học xã hội - chính trị; 9 Lịch sử.
- Bảng phân loại DDC
DDC được thiết kế sao cho có thể áp dụng cho nhiều loại hình thư viện với các quy mô khác nhau với những tóm tắt và hướng dẫn cho các thư viện nhỏ ở mọi loại hình như thư viện công cộng, thư viện trường học, thuư viện trường đại học.
Cấu trúc của DDC bao gồm:
+ Bảng chính: gồm 10 lớp chính. Các ký hiệu bằng số Ả rập với 3 con số và có hai số 0 ở cuối. 10 lớp cơ bản của DDC:
000 Tin học, thông tin học và tác phẩm tổng quát 100 Triết học và Tâm lý học 200 Tôn giáo 300 Khoa học xã hội 400 Ngôn ngữ 500 Khoa học tự nhiên 600 Khoa học ứng dụng 700 Nghệ thuật 800 Văn học 900 Địa lý và Lịch sử
Các lớp được chia nhỏ tối đa 10 lớp con, đến lượt mình mỗi lớp con lại được chia ra 10 lớp nhỏ tiếp theo ở các bậc chi tiết hơn.
Để hỗ trợ cho bảng chính sử dụng linh hoạt, cấu tạo của DDC còn có 7 bảng phụ:
Bảng phụ 1: Bảng tiểu phân mục chung Bảng phụ 2: Bảng phụ địa lý
Bảng phụ 3: Bảng phụ văn hung Bảng phụ 2: Bảng phụ địa lý Bảng phụ 3: Bảng phụ văn học Bảng phụ 4: Bảng phụ ngôn ngữ
50 Bảng phụ 5: Bảng phụ chủng tộc, dân tộc Bảng phụ 6: Bảng phụ các ngôn ngữ thế giới Bảng phụ 7: Bảng phụ nhân vật
DDC còn có Bảng chỉ mục quan hệ (Bảng tra chủ đề - chữ cái) khá chi tiết và hoàn hảo
Hiện tại, Trung tâm sử dụng bảng phân loại DDC để phân loại các tài liệu tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Đức).