Tăng cƣờng cán bộ bảo quản tài liệu

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 96 - 97)

Theo Jan Paris – Cán bộ bảo quản, Trường Đại học Bắc Carolina “ Người làm công tác bảo quản, phục chế, bảo tồn là mắt xích sống quan trọng, không thể thiếu được trong dây chuỗi loài người làm nhiệm vụ liên kết thành công hôm qua với khả năng ngày mai”.

Một cán bộ bảo quản chuyên nghiệp là một người được đào tạo, có kiến thức thực tiễn và lý thuyết rộng về những lĩnh vực sau:

- Lịch sử, khoa học và thẩm mỹ của tài liệu và kỹ thuật lưu giữ tài liệu; - Nguyên nhân những tài liệu này hỏng hoặc bị phá hủy;

- Các cách và chất liệu có thể được dùng trong xử lý bảo quản; - Ngụ ý của các xử lý được đề xuất

Trung tâm TTTV ĐH Luật Hà Nội tổ chức kho mở nhưng hiện chưa có một cán bộ nào chuyên làm công tác bảo quản tài liệu. Công tác bảo quản tài liệu cũng mới chỉ được thực hiện một cách thủ công, cán bộ thư viện thông qua công việc hàng ngày, hàng quý, tìm ra những quyển sách rách nát, bung bìa, sau đó phục chế,

94

dán lại và đem ra phục vụ. Tài liệu nào quá rách nát, hoặc cũ không thể phục chế được thì đưa vào danh mục thanh lý. Đội ngũ cán bộ của Trung tâm cũng chưa được đào tạo các kiến thức về bảo quản tài liệu nên trong công việc đôi khi còn lúng túng. Để kho mở hoạt động có hiệu quả và tài liệu được bảo quản tốt hơn, Trung tâm cần có một bộ phận cán bộ chuyên làm công tác bảo quản, được đi học các lớp chuyên môn về bảo quản tài liệu. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng cần có biện pháp nâng cao ý thức của bạn đọc trong việc sử dụng tài liệu. Bởi công tác bảo quản tài liệu có được thực hiện tốt nhưng ý thức sử dụng tài liệu của bạn đọc không cao thì tuổi thọ của tài liệu cũng giảm đi đáng kể.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 96 - 97)