Trƣờng.
Điều kiện để đào tạo theo tín chỉ, ngay trong quyết định số 31/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu, ngoài những điều kiện về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, các cơ sở đào tạo phải có điều kiện về học liệu: “có đủ sách tham khảo, tài liệu học tập”. Các đơn vị đào tạo có nhiệm vụ cụ thể hóa điều kiện về
42
học liệu trong các hướng dẫn về đào tạo theo tín chỉ của đơn vị mình [14]. Vì thế, việc tổ chức kho mở ngày càng trở lên quen thuộc và đang phát triển mạnh thành xu thế tất yếu trong nhiều thư viện và cơ quan thông tin thư viện trên nhiều quốc gia khác nhau.
Với phương pháp giáo dục đổi mới hiện nay và yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, giáo viên chỉ giữ vai trò là người hướng dẫn, người trọng tài đánh giá hoạt động tiếp nhận tri thức một cách sáng tạo của sinh viên. Đứng trước một vấn đề nào đó, sinh viên phải tự học, tự mình đặt ra những câu hỏi cốt lõi, tìm kiếm thông tin liên quan để khẳng định hoặc phản bác những kiến thức cũ và đề xuất những kiến thức mới. Thông qua việc học, học sinh phản hồi những kiến thức đã thu nhận được. Những hiểu biết mới sẽ đề xuất những vấn đề mới để học sinh lại tiếp tục tìm hiểu. Trong quá trình dạy và học đó, vai trò của thư viện ngày càng tăng lên với hai hướng giáo dục: giáo dục cá nhân và tự học của sinh viên cùng với sự cung cấp thông tin đầy đủ và gần nhất tới sinh viên. Thư viện là nơi mà sinh viên có những cơ hội để khám phá, thực hành và phát triển những kiến thức đã thu nhận được, nơi sinh viên có thể tự mình nêu ra những câu hỏi, những vấn đề, tìm tòi và hình thành những câu trả lời cho chúng. Việc sử dụng thư viện sẽ tạo lập cho sinh viên những phẩm chất học tập độc lập, có khả năng lý giải các thông tin và biến chúng thành kiến thức tự có của mình. Các kỹ năng tin học, học tập, các phẩm chất nhân cách của sinh viên được hình thành trong quá trình sử dụng thư viện. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi giáo viên và cán bộ thư viện cùng làm việc với nhau nhằm đánh giá, hướng dẫn và phát triển những gì sinh viên thu nhận được thông qua chương trình học, điều đó cũng góp phần tạo nên việc học của sinh viên có hiệu quả nhất. Đồng thời, họ cũng cùng nhau đặt ra các vấn đề mới để sinh viên tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu. Mặt khác, giáo viên cũng là những người sử dụng thư viện để chuẩn bị các hướng dẫn về “nguồn học liệu”, bởi vì: nếu không có chỗ cho thầy “khám phá” trước thì lấy gì mà “chỉ dẫn” cho sinh viên địa chỉ các nguồn thông tin cho họ tự học, tự tích lũy. Các nhu cầu xuất phát từ việc nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng có thể được đáp ứng nhờ sử dụng tài liệu và thông tin của thư viện, điều này đặc biệt quan trọng trong việc biên soạn chương trình giảng dạy theo học chế tín chỉ như hiện nay.
Tuy nhiên, việc tổ chức kho đóng chưa thật sự mang lại lợi ích cho sinh viên trong việc sử dụng tài liệu cũng như kích thích trí sáng tạo của sinh viên. Việc tra tìm tài liệu trên các hộp phiếu mục lục hoặc cơ sở dữ liệu, sau đó đưa phiếu yêu cầu
43
cho cán bộ thư viện lấy sách và phải mất thời gian chờ đợi để lấy sách. Việc làm này mất rất nhiều thời gian của cán bộ thư viện cũng như giảng viên, sinh viên. Đôi khi, tài liệu họ nhận được không đúng như mong muốn vì họ không được xem trước nội dung của tài liệu. Việc tổ chức kho mở là hoàn toàn thích hợp trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ như hiện nay. Bạn đọc tự vào kho lựa chọn sách theo nhu cầu của họ. Việc tiếp xúc với nhiều tài liệu, nhiều chủ đề khác nhau sẽ kích thích trí sáng tạo của họ, giúp họ đưa ra những ý tưởng mới trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Năm 2008, thực hiện đề án đổi mới giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Luật Hà Nội đã chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ ở tất cả các chuyên ngành, hệ đào tạo đại học và sau đại học với mục đích “lấy người học làm trung tâm” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giảng viên, sinh viên trong trường. Để trường đạt được mục tiêu trong đào tạo và có thể tạo ra được những sản phẩm có chất lượng, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao thì điều quan trọng nhất đối với cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn trường là phải nắm bắt được thông tin, tài liệu phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ. Nắm bắt được nhu cầu đó, ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ Trung tâm đã từng bước nghiên cứu, đổi mới phương thức phục vụ từ kho đóng sang kho mở (kho tự chọn), nhờ đó hiệu quả phục vụ của Trung tâm được tăng lên đáng kể, bạn đọc chủ động trong việc lựa chọn tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình, do đó, nhu cầu tin được đáp ứng một cách nhanh chóng và chính xác. Đầu mỗi năm học, Trung tâm đã phối hợp với các khoa, tổ bộ môn, điều tra nhu cầu tin của sinh viên cũng như cán bộ, giảng viên trong trường. Từ đó, có kế hoạch bổ sung tài liệu phù hợp, đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu tin của người dùng tin. Có thể nói, việc tổ chức kho mở là hoàn toàn đúng đắn và đem lại hiệu quả cao trong việc đào tạo theo tín chỉ của trường.
44
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KHO MỞ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 2.1 Công tác tổ chức kho mở tại Trung tâm
2.1.1 Cơ cấu tổ chức kho mở
Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội gồm 3 tổ chuyên môn: tổ bổ sung biên mục, tổ phục vụ và tổ thông tin. Trong đó, tổ phục vụ bao gồm: Quầy lễ tân, Phòng Mượn và Phòng đọc
- Quầy lễ tân: Phục vụ mượn trả chỉa khóa tủ gửi đồ, kiểm soát bạn đọc ra vào thư viện và phát hiện, lập biên bản các trường hợp vi phạm nội quy Thư viện
- Phòng mượn gồm:
+ Phòng mượn 1: Tổ chức kho đóng, phục vụ bạn đọc mượn giáo trình và sách tham khảo với số lượng (trên 150 cuốn) theo kì học. Trước mỗi kì học bạn đọc đến xem lịch mượn sách tại bảng thông báo trước cửa phòng mượn: lịch mượn giáo trình, danh mục sách tham khảo, danh mục thông báo sách mới và trên website của Trường. + Phòng mượn 2: Tổ chức kho mở, phục vụ mượn các loại tài liệu tham khảo ít bản, bao gồm các loại tài liệu: tài liệu tham khảo chuyên ngành luật, tài liệu khoa học xã hội... Trong đó, tài liệu khoa học xã hội có 468 đầu sách với 12.679 bản, chiếm 20% tổng số tài liệu phòng mượn 2; tài liệu tham khảo chuyên ngành luật có 795 đầu sách với 50.654 bản, chiếm 80% tổng số tài liệu phòng mượn 2.
-Phòng đọc gồm:
+ Phòng đọc 1: Tổ chức kho mở, phục vụ các loại luận án, luận văn, sách tham khảo các ngành khoa học xã hội như: chủ nghĩa Mác Lênin, lịch sử, kinh điển, kinh
tế, chính trị, văn hóa giáo dục và các loại tạp chí chuyên ngành đóng lưu hàng năm:
Luật học, Tòa án nhân dân, Kiểm sát, Nhà nước và Pháp luật, Nghiên cứu lập pháp….; phục vụ photocopy. Trong đó, tài liệu khoa học xã hội có 1.434 đầu sách với 7.063 bản, chiếm 42% tổng số tài liệu phòng đọc 1; tài liệu chuyên ngành luật có 7.069 đầu sách với 9.741 bản, chiếm 58% tổng số tài liệu phòng đọc 1.
+ Phòng đọc 2: Tổ chức kho mở, phục vụ các loại sách tham khảo chuyên ngành Luật với tổng số 2.809 đầu sách và 25.710 bản; các loại báo hàng ngày và tạp chí chuyên ngành rời năm hiện tại và các loại tạp chí bổ trợ và phục vụ photocopy tài liệu.
Đối với một thư viện chuyên ngành, cơ cấu tổ chức kho mở như vậy là khá hợp lý. Với tỷ lệ 20% tài liệu khoa học xã hội và 80% tài liệu chuyên ngành luật, Trung tâm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc trong điều kiện đào tạo tín chỉ như hiện nay.
45
2.1.2 Công tác định ký hiệu xếp giá cho tài liệu
Việc tổ chức kho sách một cách khoa học và đi vào hoạt động hiệu quả là một vấn đề không đơn giản, nhất là đối với tổ chức kho mở. Vốn tài liệu là yếu tố quan trọng thúc đẩy thư viện phát triển. Vấn đề quan trọng là phải tổ chức và sắp xếp sao cho khoa học, sao cho bạn đọc có thể tiếp cận một cách nhanh nhất đến tài liệu.
Hiện nay, nhiều cơ quan TT-TV đã và đang có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về vấn đề tổ chức kho tài liệu sao cho đúng đắn nhất, khoa học nhất. Tổ chức kho tài liệu không tốt sẽ dẫn đến hiệu quả phục vụ bạn đọc không cao, vòng quay của tài liệu thấp. Vì lẽ đó, các cơ quan TT-TV đều nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tổ chức kho tài liệu trong quá trình tổ chức và hoạt động của mình.
Tổ chức kho tài liệu nghiên cứu việc phân bổ, sắp xếp tài liệu để có thể bảo quản, giữ gìn lâu dài và thuận tiện cho việc sử dụng. Công việc này có ý nghĩa rất lớn đối với tất cả hoạt động của thư viện. Việc phân bố tài liệu, quy định trật tự sắp xếp trong kho tài liệu được tiến hành với mục đích là để tận dụng, sử dụng đến mức tối đa vốn tài liệu trong thư viện.
Tài liệu sau khi được chọn lọc, bổ sung vào thư viện sẽ được xử lý qua các khâu nghiệp vụ: vào sổ đăng ký cá biệt, đóng dấu, biên mục , phân loại, làm tóm tắt, định từ khóa, in nhãn gáy, in mã vạch, dán nhãn gáy, dán mã vạch, dán chỉ từ, sắp xếp lên giá và đưa ra phục vụ bạn đọc. Việc sắp xếp tài liệu được căn cứ dựa trên ký hiệu xếp giá của từng tài liệu. Ký hiệu xếp giá của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật là được cấu tạo:
46
1. Ký hiệu phân loại
2. Mã hóa tên tác giả/tên sách. Năm xuất bản
3. Đăng ký cá biệt
2.1.2.1 Ký hiệu phân loại
Hiện tại Trung tâm đang sử dụng 3 bảng phân loại: DDC cho các tài liệu nước ngoài, bảng phân loại 19 lớp của Thư viện Quốc gia cho các tài liệu không phải chuyên ngành luật, bảng phân loại các tài liệu luật học
- Bảng phân loại các tài liệu luật học do Trung tâm xây dựng và phát triển từ
bảng phân loại 19 lớp (mở rộng mục 34. Luật học) sử dụng để phân loại các tài liệu luật học. Cấu trúc của bảng phân loại gồm 7 nhóm ngành cơ bản:
34.0 Các ngành khoa học lý luận và lịch sử
34.01 Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 34.02 Lịch sử Nhà nước và pháp luật
34.03 Lịch sử các học thuyết chính trị
34.1 Các ngành khoa học luật hiến pháp và luật hành chính
34.11 Luật hiến pháp 34.12 Luật hành chính
34.2 Các ngành khoa học pháp luật kinh tế
34.20 Luật kinh tế 34.21 Luật tài chính ...
34.3 Các ngành khoa học luật dân sự và luật hôn nhân - gia đình
34.31 Luật dân sự
34.32 Luật hôn nhân và gia đình
34.4 Các ngành khoa học hình sự và tội phạm học 34.41 Luật hình sự 34.42 Tội phạm học 34.5 Các ngành khoa học luật tố tụng 34.51 Luật tố tụng hình sự 34.52 Luật tố tụng dân sự ...
34.6 Các ngành khoa học luật quốc tế và tƣ pháp quốc tế
34.61 Luật quốc tế 34.62 Tư pháp quốc tế
47
34.7 Các ngành khoa học pháp lý bổ trợ
34.71 Khoa học điều tra hình sự 34.72 Tâm lý học tư pháp ...
Bảng phân loại đã phản ánh đầy đủ nội dung của các ngành luật học và những nội dung của chúng theo sát nội dung, chương trình đào tạo của nhà trường. Đồng thời, có tính đến xu hướng phát triển của khoa học theo cả hai chiều: phân ngành và liên ngành. Nội dung của từng ngành luật được chi tiết hóa ở mức cao và đã thể hiện được tiến trình phát triển của ngành luật đó. Ví dụ như ngành luật dân sự, hình sự nội dung được xây dựng dựa trên những nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự và Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1997. Trong mỗi ngành luật, ưu tiên dành vị trí đầu tiên để tập hợp nguồn của ngành luật đó (hệ thống các văn bản pháp luật) nhằm tạo điều kiện để bạn đọc tra cứu các dạng tài liệu này một cách nhanh chóng. Ở mục này, tùy từng loại văn bản pháp luật khác nhau mà ghép các trợ ký hiệu hình thức cho phù hợp.
Ví dụ: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 34(V)110(001.1) Khi phân loại những tài liệu có nội dung phản ánh về nhà nước và pháp luật các nước ngoài và được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, sử dụng ký hiệu 34(N)…, mức độ chi tiết hóa tùy theo nội dung của tài liệu mà phân loại như đối với những tài liệu có nội dung phản ánh về nhà nước và pháp luật Việt Nam
Các bảng trợ ký hiệu:
+ Bảng trợ ký hiệu hình thức: Quy ước dùng trợ ký hiệu hình thức (001) để phân loại các hình thức văn bản pháp luật khác nhau như: hiến pháp; đạo luật; bộ luật; pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội, nghị định của chính phủ; quyết định, thông tư, chỉ thị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các văn bản hướng dẫn, giải thích pháp luật…
+ Bảng trợ ký hiệu địa lý: phản ánh một cách chính xác và đầy đủ những thay đổi về địa danh và địa giới hành chính cũng như những thay đổi về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới .
- Bảng phân loại 19 lớp
Bảng phân loại dùng cho các thư viện khoa học tổng hợp của Thư viện Quốc gia Việt Nam có đầy đủ các thành tố của một bảng phân loại hiện đại: Bảng chính, các bảng phụ trợ và bảng tra cứu chủ để. Theo cách phân chia của bảng gồm 19 môn ngành lớn như sau:
48 0 Tổng loại
1 Triết học. Tâm lý học. Logic học 2 Chủ nghĩa vô thần. Tôn giáo 3K Chủ nghĩa Mác – Lênin 3 Các khoa học xã hội - chính trị 4 Ngôn ngữ học
5 Khoa học tự nhiên và toán học 5A Nhân chủng học 61 Y học. Y tế 6 Kỹ thuật 63 Nông nghiệp 7 Nghệ thuật 7A Thể dục thể thao 8 Nghiên cứu văn học 9 Lịch sử
91 Địa lý
K Văn học dân gian Tác phẩm văn học Đ Sách thiếu nhi
Trong mỗi ngành lớn lại phân chia thành những ngành nhỏ hơn Ví dụ: 3 Các khoa học xã hội – chính trị
30 Các khoa học xã hội
31 Thống kê. Hạch toán. Phân tích kinh tế 32 Chính trị. Khoa học chính trị
33 Kinh tế. Khoa học kinh tế …
Trong mỗi ngành nhỏ, tùy theo yêu cầu mà có thể được chia ra những đề mục chi tiết hơn
Ví dụ: Trong mục 33 Kinh tế. Khoa học kinh tế 33.0 Khoa học kinh tế. Kinh tế chính trị học
33.01 Lý thuyết kinh tế nói chung
Kinh tế chính trị. Lý thuyết kinh tế Các bảng trợ ký hiệu:
49 + Trợ ký hiệu đại lý Việt Nam
+ Trợ ký hiệu địa lý các châu, nước ngoài + Trợ ký hiệu ngôn ngữ