1.3.4.1 Đặc điểm vốn tài liệu
* Tài liệu truyền thống: tổng số tài liệu hiện có của Trung tâm là 13.387 tên
sách (189.843 cuốn). Bao gồm:
- Sách tham khảo: chủ yếu là các sách chuyên khảo về luật học. Hiện tại,
Trung tâm đang lưu giữ 110.051 cuốn sách, chiếm 58,43% tổng số tài liệu. Trong đó có 64.178 cuốn sách chuyên khảo luật bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nga.
- Giáo trình: tập hợp các loại giáo trình mang tính đặc thù riêng của từng thư
viện trường đại học. Tổng số giáo trình hiện có là 73.055 cuốn giáo trình, chiếm 38,36% tổng số tài liệu của Trung tâm, bao gồm các loại giáo trình của các môn học, riêng giáo trình luật có 48.389 cuốn (mỗi loại giáo trình luật có từ 1000 - 1300
32
cuốn). Mỗi kì học, nhóm NDT là sinh viên, học viên cao học được Trung tâm cung cấp đầy đủ giáo trình các môn học thông qua dịch vụ đọc tại chỗ, mượn về nhà đảm bảo cung cấp đầy đủ tài liệu, cập nhật những kiến thức cơ bản, có hệ thống về các môn học theo chương trình đào tạo của trường, là nền tảng vững chắc cho sinh viên, học viên nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực luật học nhất định.
- Tài liệu tra cứu: là loại tài liệu đặc biệt trong hệ thống kho sách của Trung
tâm bao gồm các loại từ điển tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, bách khoa thư, sổ tay tra cứu thuật ngữ pháp lí, từ điển luật học, từ điển thương mại - tài chính và các từ điển chuyên ngành luật học khác. Số lượng sách tra cứu hiện có 689 cuốn, chiếm 0,37% tổng số tài liệu của Trung tâm.
- Tài liệu không công bố (tài liệu xám): đây là nguồn tài liệu nội sinh, tài liệu
xám, là kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học do các giáo viên, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh trong trường nghiên cứu, bảo vệ thành công. Nguồn tài liệu này có giá trị tham khảo đặc biệt vì phần lớn các công trình được nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định của luật học, là tiền đề cho những công trình nghiên cứu khoa học kế tiếp, có tần xuất lưu thông cao, phần lớn phục vụ đối tượng NDT là sinh viên và học viên cao học. Bao gồm:
+ Luận án, luận văn: Trung tâm hiện đang lưu giữ 3.856 tên luận án, luận văn, khoá luận tốt nghiệp, tương đương 5.506 cuốn, chiếm 3% tổng số tài liệu. Trong đó, có 145 tên đề tài luận án tiến sĩ và 935 tên đề tài luận văn thạc sĩ. Đây là nguồn tài liệu nội sinh của Trường do các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên đã bảo vệ ở trong nước và nước ngoài.
+ Đề tài nghiên cứu khoa học: có 156 tên đề tài khoa học (194 cuốn), chiếm 0,09% tổng số tài liệu, bao gồm các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp trường đã được bảo vệ.
+ Kỷ yếu hội thảo khoa học: 132 tên sách (226 cuốn), chiếm 0,11% tổng số tài liệu. Số lượng kỷ yếu này được tập hợp từ những hội thảo khoa học chuyên ngành của các chuyên gia nghiên cứu pháp luật tại các vụ, viện của Bộ Tư pháp, của giáo viên, cán bộ và sinh viên trong trường.
- Báo, tạp chí tiếng Việtcó 51 loại và tạp chí nước ngoài có 40 loại. Phần lớn
là các báo, tạp chí chuyên ngành luật ra hàng ngày, tuần, tháng giúp NDT cập nhật các thông tin, các bài viết chuyên khảo luật nhanh nhất.
33
* Tài liệu điện tử (E-Document): Trung tâm có cơ sở dữ liệu (CSDL) pháp
luật trực tuyến HeinOnline. Địa chỉ truy cập: http://heinonline.org. Đây là CSDL pháp luật trực tuyến toàn văn, tập hợp trên 36.000 CSDL pháp luật của các nước trên thế giới bao gồm: các tạp chí luật; giáo trình luật điện tử; sách chuyên khảo luật toàn văn; hiến pháp của các nước trên thế giới; hiệp định, điều ước quốc tế; báo cáo của Bộ Quốc phòng Mĩ; các vụ án, án lệ (từ năm 1220 - 1867); các vụ kiện trên thế giới được Toà án Quốc tế, Toà án bang hay Toà án Liên bang của Mĩ, Anh xét xử đã hết hiệu lực hay đang có hiệu lực hoặc đang còn nhiều quan điểm, ý kiến tranh cãi về những vụ kiện đó…Đây là nguồn tài liệu luật trực tuyến đặc biệt có giá trị khoa học và thực tiễn, cung cấp các thông tin xác thực, hữu ích cho NDT học tập và nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực luật học. Nguồn tài liệu điện tử này được tài trợ bởi dự án SIDA - Thuỵ Điển giúp nâng cao năng lực đào tạo pháp luật của Việt Nam, thông qua việc mua quyền truy cập các CSDL theo năm. NDT có thể truy cập tới các CSDL luật điện tử này từ hệ thống máy tính được kết nối mạng Internet tại Trung tâm.
- Cơ sở dữ liệu tạp chí Luật học điện tử: tập hợp 1.308 bài viết toàn văn của
tạp chí Luật học từ năm 1994 - 2010. Địa chỉ truy cập: http://lib.hlu.edu.vn. Đây là nguồn tài liệu nội sinh của Trường do các giáo viên, nhà khoa học, cán bộ quản lí, cán bộ thi hành pháp luật, các thẩm phán tại các toà án của Việt Nam nghiên cứu, viết trên cơ sở khoa học pháp lí và thực tiễn thi hành luật pháp. Song song với bản in lưu trữ tại Trung tâm, các bài viết trong tạp chí Luật học được Trung tâm sưu tập, số hoá, xử lí dữ liệu theo các trường chuẩn siêu dữ liệu Metadata của Dublincore về tài liệu điện tử, đăng tải lên mạng Internet nhằm đáp ứng nhu cầu NDT ở mọi lúc, mọi nơi; giảm tải số lượng NDT đến Trung tâm tìm kiếm, sao chụp các bài viết ở bản in trên giấy. NDT có thể tra cứu, tải (download) các bài viết toàn văn trong tạp chí Luật học từ hệ thống máy tính của Trung tâm hoặc từ máy tính cá nhân có kết nối Internet phục vụ học tập theo tín chỉ và nghiên cứu khoa học.
- Mục lục thƣ viện truy cập trực tuyến (OPAC): tập hợp các CSDL thư mục
(bảng 2) do các CBTV của Trung tâm xây dựng, xử lí dữ liệu, cập nhật với tổng số 25.078 biểu ghi thư mục và tải trên mạng Internet. Địa chỉ truy cập: http://lib.hlu.edu.vn. Mục lục OPAC giúp NDT thuận tiện tra cứu các tài liệu của Trung tâm ở mọi lúc, mọi nơi có kết nối Internet. NDT có thể tra cứu tài liệu tại hệ thống máy tính của Trung tâm hoặc máy tính cá nhân có kết nối mạng không dây hoặc tra cứu tại nhà.
34
TT Tên cơ sở dữ liệu Số biểu ghi
1 CSDL Thư mục 25.078
2 CSDL Sách 8.179
3 CSDL Giáo trình 321
4 CSDL Luận án, luận văn 3.856
5 CSDL Đề tài nghiên cứu khoa học 156
6 CSDL Kỷ yếu hội thảo 132
7 CSDL Bài trích tạp chí 12.598
8 CSDL tạp chí Luật học điện tử (1998 - 2010) 1.308 bài
Bảng 1.2: Các CSDL tính đến tháng 12/2012
Ngoài ra, Trung tâm còn cung cấp cho NDT địa chỉ, cách tiếp cận tới các nguồn tài liệu điện tử luật hữu ích khác như truy cập, tải toàn văn các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật như: tạp chí Khoa học pháp lý, Kiểm sát, Toà án, Nghiên cứu lập pháp, Cộng sản, Tổ chức nhà nước; tìm kiếm các văn bản pháp luật toàn văn: hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư trong cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tư pháp; thông tin khoa học xét xử của Toà án nhân dân tối cao về các vụ án đã xét xử tại Việt Nam….
1.3.4.2 Phát triển vốn tài liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ của Trung tâm
Trong bất kỳ một thư viện hay trung tâm thông tin nào, để phục vụ hoạt động, khai thác có hiệu quả thì tài liệu trong kho nói chung và tài liệu ở kho mở nói riêng phải thường xuyên được bổ sung. Muốn tài liệu bổ sung có chất lượng thì điều cơ bản là phải xác định loại hình, tính chất thư viện, nghiên cứu đặc điểm, tính chất môi trường mà thư viện phục vụ, thành phần và nhu cầu hứng thú của bạn đọc, đặc biệt là nhu cầu sử dụng tài liệu của bạn đọc. Việc xây dựng vốn tài liệu trong kho mở, đòi hỏi cán bộ thư viện phải nắm được nhu cầu sử dụng tài liệu của bạn đọc dựa trên sự theo dõi và thống kê nhu cầu đọc hàng ngày, hàng tháng của bạn đọc đối với loại hình tài liệu hay từng lĩnh vực mà bạn đọc quan tâm, từ đó có kế hoạch định hướng bổ sung vào kho mở những tài liệu có giá trị nhất, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu bạn đọc, tránh tình trạng “sách chết” không được luân chuyển, lãng phí tiền của, diện tích kho, mà nhu cầu thực sự của bạn đọc không được đáp ứng. Thông thường, sách trong kho mở thường là những sách mới xuất bản, có giá trị thông tin cao, hay loại sách bạn đọc thường xuyên sử dụng.
35
Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội có nhiệm vụ thu thập, bổ sung tất cả tài liệu liên quan đến chuyên ngành luật, ngoài ra còn bổ sung thêm một số sách chính trị xã hội. Khi bổ sung tài liệu, Trung tâm đã xác định cơ cấu tỷ lệ tài liệu hợp lý theo chức năng nhiệm vụ của mình. Trước kia, công tác bổ sung được thực hiện dàn trải, nghĩa là tài liệu môn học nào cũng bổ sung như nhau, dẫn đến tình trạng, có môn học thừa rất nhiều sách nhưng có môn học lại thiếu sách. Từ khi nhà trường chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, Trung tâm đã chú trọng đến công tác bổ sung hơn. Trước khi bổ sung tài liệu, cán bộ bổ sung phải nghiên cứu học liệu các môn học, thu thập yêu cầu về tài liệu từ cán bộ thư viện tại Tổ phục vụ dựa trên nhu cầu của bạn đọc và thực tiễn công tác phục vụ, và yêu cầu về nguồn tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ, giáo viên trong trường. Từ đó, cán bộ phụ trách Tổ bổ sung, biên mục đề xuất yêu cầu bổ sung tài liệu phù hợp với nhu cầu của bạn đọc và chính sách bổ sung của Trung tâm. Mức độ đáp ứng nhu cầu tài liệu đối với bạn đọc tại Trung tâm được thể hiện qua biểu đồ sau: Kém: 0,5%, Trung bình: 35,3%, Khá: 53,7%, Tốt: 6,7%
Kém Trung bình Khá Tốt
Không trả lời
Biểu đồ 1.1 : Mức độ đáp ứng nhu cầu tài liệu đối với bạn đọc tại Trung tâm
Ngoài ra, để công tác bổ sung tài liệu phát triển tốt, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của bạn đọc, lãnh đạo Trung tâm đã thành lập đội “contact librarian” (cán bộ thư viện liên lạc với các khoa). Với phương thức đào tạo theo tín chỉ, việc phát triển vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu của sinh viên, học viên cao học là rất cần thiết. Một trong những biện phát quan trọng để nắm bắt đúng nhu cầu của bạn đọc là cách tiếp cận từ vai trò cầu nối của cán bộ thư viện với các khoa, cụ thể:
36
- Nắm bắt được học liệu cần thiết theo đề cương môn học đề ra: cán bộ thư viện được phân công liên lạc với khoa và theo dõi học liệu môn học chịu trách nhiệm việc thống kê học liệu đó, phản ánh với lãnh đạo để đề ra biện pháp giải quyết.
- Nắm bắt được nguồn tài liệu mà giảng viên cung cấp: Thư viện lưu trữ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, nhiều tài liệu có trong học liệu nhưng thư viện không có hoặc cán bộ thư viện không biết ở đâu có để bổ sung. Cán bộ thư viện có thể liên lạc với giảng viên để biết tài liệu đó có ở đâu để bổ sung nhanh nhất.
- Nắm bắt được những công trình nghiên cứu mới của chính giảng viên. Giảng viên là người tạo ra tác phẩm, thông qua mối liên hệ đã phân công, cán bộ thư viện biết về những tài liệu mới của giảng viên để đề nghị bổ sung.
Ngoài tài liệu bổ sung bằng ngân sách từ nhà trường, Trung tâm còn nhận tài liệu từ nhiều nguồn khác như: tặng, biếu, tài trợ từ dự án…
Hiện nay, công tác bổ sung vốn tài liệu tại Trung tâm được thực hiện theo quy trình ISO QT-TV-01: Quy trình Bổ sung và quản lý tài liệu thư viện, đã được nhà trường phê duyệt.
Nhìn chung, công tác bổ sung tài liệu cho kho mở, đáp ứng nhu cầu đào tạo theo tín chỉ của Trung tâm được thực hiện khá tốt. Việc thực hiện bổ sung theo quy trình ISO QT-TV-01 đã giúp thư viện có những bước đi đúng trong công tác bổ sung tài liệu, nhờ vậy, Trung tâm đã bổ sung được tương đối chính xác và đầy đủ các nguồn học liệu cần có trong quá trình đào tạo theo tín chỉ của nhà trường
1.4 Đặc điểm nhu cầu tin của ngƣời dùng tin dƣới tác động của việc đào tạo theo tín chỉ theo tín chỉ
Người dùng tin (NDT) là một người hoặc một nhóm người có nhu cầu tin, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin, thư viện. Họ là chủ thể của nhu cầu tin mà nhu cầu tin lại là yếu tố nguồn gốc của hoạt động thông tin thư viện, bởi sau khi họ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, họ có ý kiến phản hồi, đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin. Chính những ý kiến của họ là định hướng cho hoạt động thông tin thư viện. Như vậy, NDT là yếu tố cơ bản, thiết yếu, quyết định hoạt động thông tin thư viện của mỗi cơ quan thông tin, thư viện. Hay nói cách khác, NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới. NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin [4, tr.338]. Họ là yếu tố tương tác hai chiều với các cơ quan thông tin thư
37
viện, là cơ sở để định hướng các hoạt động của cơ quan thông tin thư viện. Họ tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin. Họ biết các nguồn thông tin và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn tin đó. Chính sách bổ sung của thư viện phụ thuộc vào yêu cầu của NDT. Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin của NDT là công việc không thể thiếu ở bất kì cơ quan thông tin thư viện.
Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin, nhằm duy trì hoạt động sống của con người. Nghiên cứu nhu cầu tin là nhận dạng về nhu cầu thông tin và tài liệu của NDT, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin hoặc tài liệu cho họ. Nhu cầu tin thay đổi tuỳ theo công việc và nhiệm vụ mà NDT phải nghiên cứu thực hiện. Để xác định rõ nhu cầu tin của NDT, cơ quan thông tin cần nắm được: lĩnh vực quan tâm, nội dung thông tin, mục đích sử dụng, ai sử dụng, loại tài liệu thích hợp, hình thức cung cấp thông tin, thời hạn đáp ứng nhu cầu tin, mức độ cấp bách của yêu cầu tin. Yêu cầu thông tin là dạng thể hiện cụ thể nhu cầu thông tin của NDT [20, tr.340].
Như chúng ta đã biết, luật là một ngành được ra đời từ rất lâu, những người làm luật đòi hỏi phải có sự am hiểu về xã hội. Hiện nay, với xu thế giao lưu, hội nhập thì những người học luật và làm luật cần có kiến thức thực sự và không chỉ nắm bắt được các ngành luật trong nước mà còn cần nắm được luật quốc tế.
Trường ĐHLHN là một trong hai trung tâm đào tạo chuyên ngành luật lớn nhất trong cả nước. Trong khoảng 6 năm trở lại đây, từ phương pháp đào tạo theo học chế niên chế, trường đã chuyển sang phương pháp đào tạo mới – đào tạo theo học chế tín chỉ. Với phương pháp này, thay vì lên lớp thuyết trình kiến thức, người