Ứng dụng trong tra cứu tài liệu (OPAC)

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 64 - 65)

Mục lục OPAC cho phép NDT tìm tài liệu theo nhiều cách tìm khác nhau từ: tìm đơn giản, tìm chi tiết đến tìm nâng cao. NDT có thể xây dựng biểu thức tìm bằng cách kết hợp các điều kiện tìm với toán tử OR, AND, NOT để mở rộng hoặc giới hạn phạm vi tìm kiếm tài liệu. Kết quả tra cứu được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: dạng ISBD, MARC, đơn giản. Ngoài ra, NDT có thể tra cứu tài liệu liên thư viện thông qua cổng dịch vụ Z39.50 hỗ trợ liên kết dữ liệu tới các thư viện khác của Việt Nam và nước ngoài như Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Anh, Thư viện Quốc gia Pháp, Thư viện Canada...

Trước khi truy cập trang tra cứu OPAC và sử dụng các dịch vụ thư viện, NDT được CBTV tập huấn, hướng dẫn, thực hành về tra cứu thông tin, tìm kiếm tài liệu trên các CSDL thư mục và CSDL pháp luật trực tuyến thông qua khoá học tập huấn kĩ năng thông tin cho NDT. Khoá học này bắt buộc đối với mỗi sinh viên, học viên ngay khi mới nhập trường (tại kì học thứ nhất) nhằm giúp cho NDT có những kĩ năng tìm tin cơ bản, có thể tiếp cận ngay với nguồn tài liệu của Trung tâm từ cách tìm kiếm đơn giản đến tìm chi tiết hoặc tìm nâng cao.

Với kho mở, việc tra cứu OPAC rất quan trọng. Thông qua việc tra cứu, bạn đọc có thể xác định dễ dàng vị trí của tài liệu trên giá. Mặt khác, khi tra cứu bằng chủ đề hay từ khóa, kết quả tìm kiếm sẽ giúp bạn đọc biết được nhiều tài liệu liên quan đến chủ đề hay từ khóa mà họ tìm kiếm, từ đó họ có thể mở rộng phạm vi tìm kiếm tài liệu của mình.

62

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 64 - 65)