Đặc điểm nhu cầu tin của ngƣời dùng tin dƣới tác động của việc đào tạo theo tín

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 39)

trình ISO QT-TV-01 đã giúp thư viện có những bước đi đúng trong công tác bổ sung tài liệu, nhờ vậy, Trung tâm đã bổ sung được tương đối chính xác và đầy đủ các nguồn học liệu cần có trong quá trình đào tạo theo tín chỉ của nhà trường

1.4 Đặc điểm nhu cầu tin của ngƣời dùng tin dƣới tác động của việc đào tạo theo tín chỉ theo tín chỉ

Người dùng tin (NDT) là một người hoặc một nhóm người có nhu cầu tin, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin, thư viện. Họ là chủ thể của nhu cầu tin mà nhu cầu tin lại là yếu tố nguồn gốc của hoạt động thông tin thư viện, bởi sau khi họ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, họ có ý kiến phản hồi, đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin. Chính những ý kiến của họ là định hướng cho hoạt động thông tin thư viện. Như vậy, NDT là yếu tố cơ bản, thiết yếu, quyết định hoạt động thông tin thư viện của mỗi cơ quan thông tin, thư viện. Hay nói cách khác, NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới. NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin [4, tr.338]. Họ là yếu tố tương tác hai chiều với các cơ quan thông tin thư

37

viện, là cơ sở để định hướng các hoạt động của cơ quan thông tin thư viện. Họ tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin. Họ biết các nguồn thông tin và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn tin đó. Chính sách bổ sung của thư viện phụ thuộc vào yêu cầu của NDT. Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin của NDT là công việc không thể thiếu ở bất kì cơ quan thông tin thư viện.

Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin, nhằm duy trì hoạt động sống của con người. Nghiên cứu nhu cầu tin là nhận dạng về nhu cầu thông tin và tài liệu của NDT, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin hoặc tài liệu cho họ. Nhu cầu tin thay đổi tuỳ theo công việc và nhiệm vụ mà NDT phải nghiên cứu thực hiện. Để xác định rõ nhu cầu tin của NDT, cơ quan thông tin cần nắm được: lĩnh vực quan tâm, nội dung thông tin, mục đích sử dụng, ai sử dụng, loại tài liệu thích hợp, hình thức cung cấp thông tin, thời hạn đáp ứng nhu cầu tin, mức độ cấp bách của yêu cầu tin. Yêu cầu thông tin là dạng thể hiện cụ thể nhu cầu thông tin của NDT [20, tr.340].

Như chúng ta đã biết, luật là một ngành được ra đời từ rất lâu, những người làm luật đòi hỏi phải có sự am hiểu về xã hội. Hiện nay, với xu thế giao lưu, hội nhập thì những người học luật và làm luật cần có kiến thức thực sự và không chỉ nắm bắt được các ngành luật trong nước mà còn cần nắm được luật quốc tế.

Trường ĐHLHN là một trong hai trung tâm đào tạo chuyên ngành luật lớn nhất trong cả nước. Trong khoảng 6 năm trở lại đây, từ phương pháp đào tạo theo học chế niên chế, trường đã chuyển sang phương pháp đào tạo mới – đào tạo theo học chế tín chỉ. Với phương pháp này, thay vì lên lớp thuyết trình kiến thức, người thầy trong lớp học chỉ nêu vấn đề mà sinh viên cần tìm hiểu và chỉ ra những nguồn tài liệu mà sinh viên có thể dùng để tham khảo. Sinh viên phải tự đến thư viện để tìm tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, thảo luận. Thư viện có đầy đủ sách báo, tài liệu về mọi lĩnh vực tri thức trong chương trình đào tạo của nhà trường. Những điều sinh viên phát hiện, tìm tòi sẽ được khắc sâu vào tâm trí của sinh viên, vì đó là những điều họ tìm ra chứ không phải là những điều mà họ phải cố nhớ. Qua đó, sinh viên sẽ tự rèn luyện cho mình một phương pháp học tập, khảo sát vấn đề. Phương pháp mới này đòi hỏi ở sinh viên tính tự giác, chăm chỉ và giúp sinh viên phát huy được năng lực độc lập trong việc khám phá và tư duy sáng tạo của mình.

Với hình thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải làm rất nhiều bài tập cho các môn học. Mỗi môn học, sinh viên phải thực hiện các bài tập cá nhân, bài tập nhóm; bài tập tuần, bài tập lớn,… Chính sự thay đổi trong nội dung chương trình đào tạo và

38

phương pháp đào tạo đã tác động tới nhu cầu tin của không chỉ sinh viên mà còn ảnh hưởng tới nhu cầu tin của mọi đối tượng NDT của Trung tâm. Trường ĐHLHN là một trường đơn ngành nên nhu cầu tin của các đối tượng NDT chủ yếu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy.

Nghiên cứu NCT, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học với số phiếu phát ra

là 210 phiếu và thu về 201 phiếu hợp lệ (chiếm 96%). Thông qua phương pháp khảo sát thực tế, thống kê số liệu, phân tích kết quả phiếu điều tra cho thấy các nhóm NDT, các lĩnh vực tài liệu mà NDT quan tâm, ngôn ngữ NDT thường sử dụng cũng như mức độ đáp ứng nhu cầu tin của NDT.

Kết quả nghiên cứu về mức độ thường xuyên NDT tới Trung tâm sử dụng tài liệu dưới 5 lần/tháng chiếm 20,4%; từ 6-18 lần/tháng 47,7%; từ 19-24 lần/tháng 20,4%; trên 24 lần/tháng 11,4%

Biểu đồ 1.2: Mức độ thường xuyên tới Trung tâm của NDT

Qua khảo sát thực tế, kết quả phiếu điều tra và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm cho thấy người dùng tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội có thể chia thành 4 nhóm NDT cơ bản dưới đây. Tuy nhiên, sự chia nhóm NDT ở đây chỉ mang tính chất tương đối, bởi lẽ nhóm NDT là cán bộ quản lí cũng đồng thời là cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy.

Nhóm 1: NDT là cán bộ lãnh đạo quản lí. Nhóm 2: NDT là cán bộ chuyên môn.

Nhóm 3: NDT là cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy

Nhóm 4: NDT là sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đang công tác, học tập và nghiên cứu khoa học tại trường.

39

- Nhóm ngƣời dùng tin là cán bộ lãnh đạo quản lí bao gồm: Ban Giám hiệu,

các trưởng, phó khoa chuyên môn, trưởng bộ môn. Công việc chính của họ quản lí, ra quyết định nhưng cũng đồng thời là giảng viên, tham gia vào công tác giảng dạy trực tiếp. Thông tin mà họ cần là những thông tin mang tính xác thực, thời sự, tổng hợp, cô đọng, có chất lượng cao và đã được phân tích có hệ thống, các thông tin chiến lược mang tính dự báo giúp họ ra những quyết định đúng đắn [4, tr.339]. Đó là những thông tin tổng hợp có chọn lọc, văn bản pháp luật mới ban hành thuộc về chính sách, chế độ hay các bài viết chuyên ngành mang tính chất nghiên cứu tổng hợp chuyên sâu phục vụ cho công việc ra quyết định… Đây là nhóm NDT có trình độ chuyên môn cao, phần lớn có trình độ tiến sĩ vì vậy những thông tin mà họ cung cấp, phản hồi là những thông tin có giá trị cần được Trung tâm khai thác triệt để phục vụ cho công tác phát triển nguồn tin và tài liệu kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu tin của họ, phục vụ cho việc ra quyết định trong công tác đào tạo của Trường.

- Nhóm ngƣời dùng tin là các cán bộ chuyên môn: thông tin mà họ cần và

quan tâm là những thông tin dữ kiện, các số liệu, con số cụ thể liên quan đến lĩnh vực mà họ được giao phụ trách, làm việc trực tiếp giúp họ thống kê, báo cáo kết quả công tác định kì theo tháng, quý, năm. Qua khảo sát, thống kê số liệu cho thấy, nhóm này thường sử dụng dịch vụ mượn tài liệu về nhà.

- Nhóm ngƣời dùng tin là giảng viên, cán bộ nghiên cứu: đây là nhóm NDT

có trình độ trên đại học và khả năng sử dụng các loại tài liệu, thông tin ở nhiều dạng ngôn ngữ khác nhau. Qua phiếu điều tra cho thấy 53,8% NDT của nhóm này thường xuyên đến thư viện. Tuy nhiên, đây là đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy và chuyển giao tri thức khoa học tới sinh viên, tham gia trực tiếp vào các chương trình đào tạo, quá trình đào tạo các hệ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ luật tương lai cho đất nước. Nguồn tài liệu, thông tin mà họ cần là những thông tin đầy đủ về những chuyên ngành hẹp mà họ giảng dạy, nghiên cứu như: các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật về những vấn đề đang bàn luận trong quá trình ban hành, sửa đổi và thi hành hiến pháp, các luật cơ bản, các vụ án, vụ kiện cụ thể; cơ sở dữ liệu luật trực tuyến nước ngoài HeinOnline; các sách chuyên khảo nước ngoài… Sản phẩm của họ là những bài giảng, công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách chuyên khảo luật, dự án, đề tài khoa học. Theo phương pháp giảng dạy mới học chế tín chỉ, giảng viên là người trực tiếp hướng dẫn, định hướng cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Họ có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt, cung cấp những chỉ dẫn, thông tin về tài liệu, định hướng các nguồn tin mà sinh viên, học viên phải tự tìm kiếm, tự

40

nghiên cứu để phục vụ cho môn học, thảo luận nhóm hay trả bài tập trên lớp. Vì thế những thông tin mà nhóm này cung cấp, phản hồi tới Trung tâm cũng vô cùng quan trọng giúp cho việc cập nhật các nguồn tin, các tài liệu mới phục vụ cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Mỗi kì học, bộ phận bổ sung tài liệu và nhóm CBTV phụ trách các khoa (contact librarians) của Trung tâm được giao nhiệm vụ liên lạc với các khoa, các tổ chuyên môn trợ giúp thông tin, tài liệu mà các khoa, tổ chuyên môn cần phục vụ đào tạo cho các môn học. Như vậy, quá trình bổ sung tài liệu mới của Trung tâm sẽ cập nhật thường xuyên, sát với thực tế giảng dạy của giảng viên, cũng như sát với nhu cầu tài liệu của NDT.

Mức độ Tổng số

Sinh viên, HVCH,

NCS CB, GV

Số trả lời Tỉ lệ % Số trả lời Tỉ lệ % Số trả lời Tỉ lệ

Có 157 78.1 136 83.9 21 53.8

Không 42 20.9 24 14.8 18 46.2

Không trả lời

2 0.1 2 1.2 0 0

Bảng 1.3 : Mức độ thường xuyên đến Trung tâm của bạn đọc

- Nhóm ngƣời dùng tin là các học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh

viên là nhóm NDT chủ yếu và có tần suất sử dụng thư viện thường xuyên nhất.

+ Nhóm các học viên cao học và nghiên cứu sinh: là những cán bộ, viên

chức, giảng viên đã tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ, có nhu cầu học cao hơn và nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực luật học phục vụ cho đề tài mà họ đang nghiên cứu. Nhu cầu tin của họ rất phong phú, đa dạng và chuyên sâu về từng lĩnh vực, đề tài nghiên cứu. Các thông tin mà họ cần là các bài nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật, tài liệu chuyên khảo, văn bản pháp luật, luận án, luận văn… Tuy nhiên, nhóm NDT này là những cán bộ đang công tác, họ vừa đi làm, vừa đi học nên không có nhiều thời gian tìm tài liệu và đọc trực tiếp tại Trung tâm. Hình thức tiếp cận tài liệu chủ yếu của nhóm này là dịch vụ sao chụp tài liệu, mượn về nhà hoặc dịch vụ tra cứu thông tin cung cấp danh mục tài liệu trực tiếp hoặc qua email.

+ Nhóm sinh viên: đây là nhóm NDT đông đảo và sử dụng các dịch vụ của

41

Nhóm này thường cần những thông tin cơ bản, cụ thể, chi tiết như: giáo trình, bài trích trong các tạp chí chuyên ngành, tài liệu tham khảo phục vụ cho các môn học của từng kì học, luận án, luận văn. Từ năm 2008, khi Trường chuyển đổi phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn. Thời gian sinh viên phải tự tìm kiếm tài liệu theo đề cương môn học ngay từ tuần 0 và phải trả bài mà giáo viên yêu cầu tại tuần thứ nhất của môn học. Vì vậy, Trung tâm đã trở thành giảng đường thứ 2 - Nơi cung cấp các nguồn thông tin, tài liệu phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của nhóm NDT này.

Tổng số Sinh viên, HVCH, NCS CB, GV

Số trả lời Tỉ lệ % Số trả lời Tỉ lệ % Số trả lời Tỉ lệ

201 96 162 80.6 39 19.4

Bảng 1.4: Số lượng NDT trả lời phiếu điều tra

Biểu đồ 1.3 : Tỉ lệ phần trăm số người dùng tin trả lời phiếu điều tra

Hiện tại, Trung tâm đang phục vụ 7.805 sinh viên hệ chính quy, nhu cầu tin của họ cũng rất lớn và đa dạng: mượn về nhà, đọc tại chỗ, tài liệu chủ yếu là giáo trình, các tài liệu tham khảo, các bài viết trong tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn. Ngay từ tuần 0 của mỗi môn học, kì học, sinh viên được mượn đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo cần thiết cho môn học.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 39)