3.4.2.1 Đào tạo kiến thức thông tin
Người dùng tin là đối tượng mà thư viện hướng tới, họ vừa là đối tượng phục vụ của thư viện, vừa là người sản sinh ra những thông tin mới. Việc đào tạo người dùng tin ở các thư viện là vô cùng quan trọng, giúp họ hiểu được cơ chế tổ chức, hoạt động của thư viện, đồng thời biết sử dụng tối đa nguồn lực thông tin hiện có.
Hiện nay, công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm được thực hiện khá bài bản, bao gồm 2 phần lớn:
- Phần giới thiệu khái quát về Thư viện, các nội quy, quy định của Trung tâm được giảng tập trung trên hội trường với nhiều lớp tham gia (3 lớp/buổi)
- Khoá học kỹ năng thông tin được chia thành 2 nội dung:
+ Phần lý thuyết tra cứu thông tin: hướng dẫn bạn đọc truy cập vào hệ thống máy tính, tra cứu mục lục thư viện, tạp chí Luật học điện tử, và tìm kiếm văn bản pháp luật trên mạng Internet.
+ Phần thực hành: Bạn đọc sẽ được dẫn đi tham quan các bộ phận phục vụ của Thư viện
Do thực hiện bài bản như thế nên công tác đào tạo người dùng tin của Trung tâm đã mang lại những hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, việc đào tạo người dùng tin mới chỉ thực hiện bắt buộc đối với sinh viên chính quy và học viên cao học của trường. Trong khi đó, đối tượng người dùng tin của trường còn bao gồm cả sinh viên văn bằng 2, nghiên cứu sinh, cán bộ, giảng viên và bạn đọc ngoài trường. Nếu việc tập huấn là tự nguyện đối với các đối tượng này thì lượng người tham gia tập huấn sẽ rất ít. Khi vào thư viện, họ sẽ rất bỡ ngỡ, không biết thư viện có những nguồn tài liệu nào, không biết kho mở của thư viện tổ chức ra sao, nội quy, quy định thế nào…. Do đó, người dùng tin sẽ không tìm được tài liệu thỏa mãn nhu cầu của họ. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, Ban giám đốc Trung tâm
95
nên quyết định việc tập huấn là bắt buộc đối với mọi đối tượng người học, cán bộ, giảng viên trong trường. Như thế, người dùng tin mới hiểu hết được về nội quy, quy định, nguồn lực thông tin, cách thức tổ chức sắp xếp kho mở của Trung tâm…nhằm giúp họ khai thác tối đa nguồn tài liệu, thỏa mãn nhu cầu của họ.
Hiện nay, Trung tâm được nhà trường mua cơ sở dữ liệu luật nước ngoài Heionline. Tuy nhiên, lượng truy cập vào CSDL này là rất ít, gây tốn kém và lãng phí cho nhà trường. Trong việc đào tạo người dùng tin, CSDL Heionline chỉ được nhắc qua, nếu ai có nhu cầu thì cán bộ tập huấn sẽ giải đáp thêm. Vì đây là CSDL tiếng Anh nên sinh viên năm đầu thường không để ý vì trình độ tiếng Anh của họ còn hạn chế, hơn nữa họ chưa đi sâu vào học chuyên ngành nên chưa thực sự hiểu được lợi ích mà CSDL này mang lại. Vì thế, Trung tâm nên tổ chức tập huấn lại cho NDT vào đầu năm thứ 3, khi đó, cán bộ thư viện sẽ đi sâu vào giảng về CSDL Heinonline, cập nhật cho NDT về nguồn tài liệu chuyên ngành, tư vấn và giới thiệu cho NDT các kỹ năng tìm kiếm thông tin nâng cao, các nguồn tài liệu NDT cần trong hai năm cuối…. Nếu làm tốt điều này, hiệu quả hoạt động của kho mở sẽ nâng cao, thỏa mãn được nhu cầu của người dùng tin.
Để làm tốt được công tác đào tạo người dùng tin, yêu cầu cán bộ thư viện phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững, trình độ ngoại ngữ, tin học và trình độ hiểu biết về luật.
3.4.2 Nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời dùng tin khi sử dụng tài liệu
Hiện nay, công tác đào tạo người dùng tin trong kho mở mới chỉ chú trọng vào việc giới thiệu cho bạn đọc về nội quy, quy chế hoạt động của thư viện, giới thiệu nguồn lực thông tin của thư viện, cách tổ chức sắp xếp kho tài liệu…. mà chưa chú trọng vào việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của bạn đọc khi sử dụng tài liệu. Thực tế, ý thức của bạn đọc là rất kém. Do tổ chức kho mở, bạn đọc tự lấy sách để sử dụng, không có ai kiểm soát nên họ không có ý thức trong việc sử dụng tài liệu. Việc để sách không đúng vị trí, lấy vượt quá số sách quy định, viết, gạch vào sách hay xé dọc sách xảy ra khá phổ biến, thậm chí sau khi sử dụng xong tài liệu, vì không muốn người khác sử dụng tài liệu đó, bạn đọc đã tìm cách dấu tài liệu đó xuống gầm giá hoặc các ngóc ngách. Điều này làm giảm đáng kể tuổi thọ của tài liệu và gây khó khăn cho bạn đọc trong việc tìm kiếm tài liệu. Để giảm bớt tình trạng này, cán bộ thư viện phải nói rõ cho bạn đọc về ý thức, trách nhiệm của bạn đọc trong việc sử dụng tài liệu trong các buổi tập huấn hay trong các cuộc trao đổi giữa cán bộ thư viện và NDT, đưa ra các hình phạt nghiêm khắc đối với những bạn đọc vi phạm nội quy, làm rách nát, hư hỏng tài liệu.
96 Nội quy Trung tâm có ghi:
Điều 10. Phạm vi áp dụng hình thức xử lý
1. Nhắc nhở.
Áp dụng đối với bạn đọc vi phạm lần đầu một trong các hành vi sau:
c) Xếp tài liệu không đúng vị trí; sử dụng máy ảnh, máy điện thoại chụp tài liệu
3. Khóa thẻ thư viện b) Khóa thẻ 90 ngày
- Vô ý đưa tài liệu ra khỏi thư viện. 4. Truất quyền sử dụng thư viện
b) Xé, rọc, cắt xén tài liệu; lấy cắp tài liệu, trang thiết bị
Điều 13. Bồi thường vật chất
1. Trường hợp phải bồi thường: làm mất mát, làm bẩn, làm hư hỏng tài liệu, thiết bị, tài sản tại Trung tâm.
2. Mức bồi thường được xác định trên cơ sở thời giá thị trường, đủ để khắc phục hậu quả thiệt hại, cụ thể như sau:
a) Làm mất, làm bẩn, làm hư hỏng sách, tài liệu:
- Sách đang phát hành trên thị trường: bồi thường sách mới đúng tên sách, tên tác giả và trả phí xử lý kỹ thuật 10.000đ/cuốn;
- Sách không phát hành trên thị trường: bồi thường bằng tiền, gấp 3 lần giá bìa;
- Tài liệu không có giá gốc: bồi thường bằng tiền tính theo trang: tài liệu tiếng Việt 1.000đ/trang, tài liệu tiếng nước ngoài: 10.000đ/trang
b) Làm mất, hư hỏng thiết bị, tài sản: bồi thường bằng tiền để khắc phục hậu quả, theo chi phí thực tế
Tuy nhiên, việc làm này cũng phụ thuộc phần lớn vào ý thức, trách nhiệm của bạn đọc, bởi vì một số bạn đọc ý thức được rằng việc làm đó là sai nhưng vì một lí do nào đó mà họ vẫn vi phạm.
97
KẾT LUẬN
Việc chuyển đổi từ phương thức phục vụ kho đóng sang kho mở là một bước phát triển đúng đắn của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội. Với phương thức phục vụ này, Trung tâm ngày càng đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Là một thư viện chuyên ngành luật, Trung tâm luôn cố gắng, tự đổi mới, ngày càng trở lên quan trọng, luôn gắn bó hoạt động của mình với hoạt động của trường cũng như các hoạt động chung của cả nước
Có thể thấy rõ, việc tổ chức kho tài liệu có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình hoạt động của mỗi thư viện. Hiệu quả hoạt động của mỗi thư viện sẽ được đảm bảo trên cơ sở việc tổ chức và sắp xếp vốn tài liệu một cách khoa học và hợp lý nhằm mục đích cuối cùng là làm sao để phục vụ NDT một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phục vụ bạn đọc của mỗi thư viện.
Với phương thức đào tạo theo tín chỉ, người học có nhu cầu sử dụng kho mở ngày càng cao. Trước nhu cầu ngày càng cao ấy, thiết nghĩ Trung tâm thực sự cần được quan tâm nhiều hơn nữa từ phía nhà trường cũng như từ nhiều các nguồn khác để tiếp tục củng cố, khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực tự hoàn thiện mình, triển khai, mở rộng thêm các phòng mượn – đọc mở, giúp bạn đọc có thể sử dụng tối đa nguồn lực thông tin, tri thức mà Trung tâm đang lưu giữ với phương châm “ Tất cả vì bạn đọc thân yêu” làm mục tiêu chung trong hoạt động của mình, hòa nhịp phát triển cùng với quá trình hội nhập và phát triển chung của cả nước.
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu chỉ đạo
1. Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Pháp lệnh Thư viện,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Các tài liệu tiếng Việt
2. Cung Thị Bích Hà (2009), Tăng cường công tác tổ chức và hoạt động kho mở của thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Khoa học Thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội, tr. 129
3. Dương Thúy Hương (2008), Kinh nghiệm tổ chức và quản lý kho mở tại một
số thư viện thành viên CLB Thư viện, www.glib.hcmuns.edu.vn, ngày 12/12/2012.
4. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Đồng Đức Hùng, Bước đầu tìm hiểu hiệu quả phục vụ kho mở tại thư viện
Khoa Hóa, Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, http://tainguyenso.vnu.edu.vn, ngày 12/12/2012.
6. Đồng Đức Hùng (2008), Tìm hiểu công tác tổ chức kho mở tại Trung tâm
Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp trường, Đại học Khoa học Xã hội và Nhăn văn Hà Nội
7. Đinh Thị Thu Huyền (2011), Nghiên cứu mô hình tổ chức kho mở tại thư viện các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp,
Đại học Văn hoá Hà Nội
8. Hoàng Đức Liên (2012), Giải pháp số hóa tài liệu và xây dựng các bộ sưu tập
số trong thư viện các trường đại học, http://vietnamlib.net, ngày 12/12/2012
9. Hoàng Thị Hoa (2002), Vấn đề ký hiệu xếp giá cho kho sách trong kho mở,
Hội thảo khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin – thư viện, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội
10. Lâm Quang Thiệp (2011), Phương pháp dạy, học và đánh giá thành quả học
tập trong học chế tín chỉ, http://www.vietnamlib.net, ngày 25/5/2010
11.Lê Thị Tuyết Mai (2012), Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư
viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội, Luận
văn tốt nghiệp Khoa học Thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội
12.Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề Thư viện, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
99
13.Lê Việt Phương (2002), Một vài suy nghĩ trong việc xây dựng kho tài liệu tự
chọn và triển vọng của kho tài liệu tự chọn, Hội thảo khoa học và thực tiễn
hoạt động thông tin – thư viện, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
14.Nguyễn Thị Đào (2008), Vấn đề tổ chức kho mở trong các thư viện hiện nay,Tạp chí Thông tin &Tư liệu (Số 3), tr. 23-27
15.Phạm Thị Lệ Hương (1996). ALA – Từ điển giaiar nghĩa thư viện học và tin
học Anh – Việt = The ALA Glossary of Library and Information Science, Galen Pr, Tuc Son, Arizona, tr. 144
16.Phạm Thị Quỳnh Lan (2007), Nghiên cứu công tác tổ chức và hoạt động kho
mở tại các thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Luận văn tốt
nghiệp, Đại học Văn hóa Hà Nội
17.Phạm Thiên Thu (2011), Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông
tin Thư viện trường Đại học Giao Thông Vận tải Hà Nội, Luận văn tốt
nghiệp, Đại học Văn hóa Hà Nội
18.Phan Huy Quế (1998), Đào tạo huấn luyện người dùng tin trong bối cảnh hoạt động thông tin thư viện hiện nay, Tạp chí Thông tin Tư liệu, số 3, tr. 10- 12
19.Phùng Ngọc Sáng (2011), Vấn đề tổ chức kho đóng và kho mở trong các thư
viện hiện nay, http://www.lrc-tnu.edu.vn, ngày 12/12/2012
20.Trần Thị Hải (2011), Kho mở - Xu thế phát triển chung của thư viện các trường đại học Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập, http://tainguyenso.vnu.edu.vn, ngày 12/12/2012
21.Trần Thị Hải (2011), Tổ chức và hoạt động kho mở phục vụ đào tạo theo tín
chỉ tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Khoa học Thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
22.Trần Thị Quý (2007), Tự động hóa trong hoạt động thông tin thư viện, Sách
chuyên khảo, Đại học Quốc gia Hà Nội
23.Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Trường Đại học Luật Hà Nội 25 năm
xây dựng và trưởng thành (1979 - 2004).
24.Trương Thị Kim Thanh (2002), Kho tài liệu tự chọn: Phương pháp xây dựng
và tổ chức phục vụ - một vài kinh nghiệm ở Trung tâm Thông tin – Thư viện
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội thảo khoa học và thực tiễn hoạt động thông
tin – thư viện, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
25.Vũ Văn Sơn, Áp dụng ký hiệu tác giả cho kho sách trong kho mở ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin &Tư liệu (số 2), tr. 15, 45
100
Tài liệu tiếng Anh
26.Dewey Decimal in the UIUC Bookstacks. The Cutter number, truy cập từ www.library UIUC.edu.vn, ngày 20/12/2012
27.Importance of library classification, truy cập từ www.edurite.com ngày 20/12/2012
28.LC Cutter tables, truy cập từ http://staff.library.mun.ca ngày 20/12/2012 29. Understanding call number, truy cập từ http://geography.about.com ngày
20/12/2012
30.When did library stacks open, truy cập từ http://ask.metafilter.com ngày 20/12/2012
- 1 -
PHỤ LỤC 1
- 2 -
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2013
PHIẾU ĐIỀU TRA
Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn đọc, Trung tâm Thông tin Thư viện (Trung tâm)Trường Đại học Luật Hà Nội xây
dựng chương trình hành động nhằm “Nâng cao hơn nữa chất lƣợng phục vụ của
Trung tâm, đánh giá đúng năng lực đội ngũ cán bộ Thƣ viện và bảo quản tốt
tài sản của nhà trƣờng”.
Xin anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến của mình (đánh dấu x vào ô lựa chọn) vào các câu hỏi dưới đây.
I. Thông tin chung:
1. Giới tính: Nam Nữ
2. Bạn thường xuyên đến Trung tâm không?
Có Không
3.Mức độ thường xuyên bạn đến Trung tâm (nếu có)?
<5 lần/tháng 6-18 lần/tháng
19-24 lần/tháng >24 lần/tháng
II. Mức độ đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.
4. Thời gian phục vụ của Trung tâm có đáp ứng được nhu cầu của bạn không?
Có Không
5. Bạn thường sử dụng loại hình tài liệu nào để phục vụ việc học tập, nghiên cứu? Tài liệu in
Sách tham khảo Giáo trình LV, LA
Đề tài khoa học Tài liệu hội thảo Báo, tạp chí
Tài liệu điện tử
E-book Giáo trình điện tử
- 3 -
6. Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng vốn tài liệu tại Trung tâm?
Trung bình Khá Tốt
7. Đánh giá của bạn về cách thức tổ chức kho tài liệu?
Khó tìm Dễ tìm Rất dễ tìm
8. Mức độ đáp ứng nhu cầu tài liệu đối với bạn tại Trung tâm?
Kém Trung bình Khá Tốt
9.Theo bạn Trung tâm nên phát triển những loại hình tài liệu nào để đáp ứng nhu cầu của bạn
Tài liệu in
Sách tham khảo Giáo trình LV, LA
Đề tài khoa học Tài liệu hội thảo Báo, tạp chí
Tài liệu điện tử
E-book Giáo trình điện tử
Báo, tạp chí, cổng điện tử Cơ sở dữ liệu
III. Chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ Thông tin Thƣ viện
10. Bạn thường sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện nào? - Sản phẩm thông tin thư viện