Công tác đào tạo ngƣời dùng tin tại kho mở

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 72)

NDT là chủ thể của hoạt động thông tin, họ là người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sáng tạo ra thông tin, xử lý thông tin. Nâng cao trình độ cho họ là điều kiện quan trọng để kích thích hoạt động thông tin phát triển.

“Đào tạo người dùng tin là chương trình hướng dẫn và giảng dạy đa dạng được

thư viện cung cấp cho người dùng tin nhằm giúp họ sử dụng các nguồn tin và dịch vụ của thư viện một cách hiệu quả và độc lập” (Fleming, 1990).

Mục đích của công tác đào tạo NDT là giúp NDT nhận thức được nhu cầu tin của mình, biết cách diễn đạt nhu cầu tin, nắm được các kỹ năng tra cứu và sử dụng thông tin.

Đào tạo NDT là việc làm cần thiết và thường xuyên của thư viện nói chung và kho mở của thư viện nói riêng. Cần tiến hành đào tạo NDT theo nhóm bằng những chương trình đào tạo ở những mức độ khác nhau như mức độ nâng cao nhận thức và mức độ huấn luyện kỹ năng sử dụng thông tin. Ở mức độ thứ nhất, NDT phải được hướng dẫn về các nguồn thông tin, các loại hình tài liệu, cách xác định và mô tả nhu cầu tin, cách sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thông tin,…Ở mức độ thứ hai, NDT phải được trang bị kỹ năng tìm kiếm, phân tích thông tin.

Trong khoảng 4 năm trở lại đây, từ phương pháp đào tạo theo niên chế, trường Đại học Luật Hà Nội đã chuyển sang phương pháp đào tạo mới – đào tạo theo học chế tín chỉ. Với phương pháp này, thay vì lên lớp thuyết trình kiến thức, người thầy trong lớp học chỉ nêu vấn đề mà sinh viên cần tìm hiểu và chỉ ra những nguồn tài liệu mà sinh viên có thể dùng để tham khảo. Sinh viên phải tự đến Trung tâm để tìm tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, thảo luận và thư viện trở thành giảng đường thứ 2 không thể thiếu với bất kỳ sinh viên nào.

Đối tượng NDT của TTTT-TV bao gồm: sinh viên; học viên cao học, nghiên cứu sinh; cán bộ, giảng viên trong trường và các đối tượng bạn đọc ngoài trường khác.

70

Với Trung tâm TT-TV Đại học Luật Hà Nội, công tác đào tạo người dùng tin được tiến hành định kỳ và thường xuyên, theo 2 hình thức: đào tạo bắt buộc đối với sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy và đào tạo theo yêu cầu đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh và những người có nhu cầu với mục đích giúp bạn đọc có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn tài liệu của Thư viện phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của mình.

Đối tượng mà Trung tâm đào tạo bao gồm hai nhóm đối tượng chính: sinh viên chính quy (sinh viên năm thứ nhất) và học viên cao học. Với mỗi đối tượng bạn đọc, Trung tâm có cách thức đào tạo, thời gian đào tạo, nội dung chương trình đào tạo khác nhau.

- Đối với sinh viên chính quy (sinh viên năm thứ nhất): Việc đào tạo là bắt

buộc và thường được tiến hành vào đầu năm học. Sau khi đã trúng tuyển vào trường, các tân sinh viên sẽ được nhà trường phổ biến Quy chế Học sinh - Sinh viên và vào khoảng tháng 10, Trung tâm sẽ tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn cách thức sử dụng thư viện cho nhóm đối tượng này. Một khóa học dành cho sinh viên năm thứ nhất thường được diễn ra trong thời gian khoảng 1 tháng. Với mỗi lớp học, sinh viên sẽ được chia làm 2 ca, mỗi ca khoảng 25 đến 30 sinh viên, được đào tạo trong thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ. Với các nội dung đào tạo được đưa ra, nhóm cán bộ thư viện phụ trách công tác đào tạo NDT đều phải biên soạn một bài giảng dưới dạng powerpoint để lên lớp, hướng dẫn cho sinh viên cách thức sử dụng thư viện.

Mỗi khoá đào tạo bao gồm 3 nội dung chính:

 Giới thiệu khái quát về Trung tâm TT-TV ĐHLHN: Nguồn lực thông tin; cơ

sở vật chất, cơ sở hạ tầng thông tin, các phòng phục vụ; hệ thống xếp giá tại các phòng.

 Những quy định đối với sinh viên khi sử dụng thư viện: Hướng dẫn sinh viên

cách ra vào thư viện; quy định tại các phòng phục vụ; quy định sử dung máy tính, máy in, máy photocopy cũng như việc mượn, trả tài liệu của thư viện; giới thiệu nội quy và các hình thức xử lý khi sinh viên vi phạm nội quy thư viện.

Hướng dẫn cách tra cứu thông tin: Với nội dung này, cán bộ thư viện sẽ

hướng dẫn cho sinh viên cách thức tra cứu trong mục lục thư viện (OPAC); cách tra cứu và sử dụng Tạp chí Luật học điện tử và tìm kiếm thông tin trên Internet đặc biệt là tim kiếm các văn bản pháp luật. Với mỗi nội dung đều có những ví dụ cụ thể giúp sinh viên có thể hiểu và thực hành ngay.

71

Một điểm khác biệt so với sinh viên các trường khác là khi sinh viên Luật tham gia tập huấn sử dụng thư viện sẽ được thư viện cấp cho một tài khoản để có thể sử dụng máy tính thư viện, sử dụng mạng wifi và các dịch vụ khác của thư viện.

Bên cạnh những nội dung chính như trên, cuối mỗi buổi học, Trung tâm còn cung cấp, giới thiệu tới sinh viên danh mục các tạp chí điện tử, các website hữu ích để tiện cho sinh viên trong việc tra cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc học tập.

Tuy nhiên từ năm 2011, công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm đã có sự đổi mới cả về nội dung và phương pháp:

- Phần giới thiệu khái quát về Thư viện, các nội quy, quy định của Trung tâm được giảng tập trung trên hội trường với nhiều lớp tham gia (3 lớp/buổi)

- Khoá học kỹ năng thông tin được chia thành 2 nội dung:

+ Phần lý thuyết tra cứu thông tin: hướng dẫn bạn đọc truy cập vào hệ thống máy tính, tra cứu mục lục thư viện, tạp chí Luật học điện tử, và tìm kiếm văn bản pháp luật trên mạng Internet.

+ Phần thực hành: Bạn đọc sẽ được dẫn đi tham quan các bộ phận phục vụ của

Thư viện. Tại đây, cán bộ thư viện sẽ giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, quy định của từng bộ phận, cách sắp xếp kho tài liệu, hướng dẫn quy trình mượn trả tài liệu và sử dụng các trang thiết bị của Trung tâm. Cuối buổi học, sinh viên sẽ có bài kiểm tra thực hành tra cứu và các câu hỏi trắc nghiệm.

Sinh viên phải tham gia đầy đủ cả 2 nội dung lý thuyết và thực hành, điểm bài tập đạt từ 5 điểm trở nên mới được sử dụng thư viện. Với cách thức đào tạo như vậy đã giúp cho sinh viên năm thứ nhất làm quen được với thư viện, các kỹ năng tra cứu thông tin từ đó có thể tự biết cách khai thác và sử dụng tài liệu cũng như các thiết bị trong thư viện.

- Đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh: Các lớp đào tạo cho học viên cao học thường được tổ chức sau mỗi đợt tuyển sinh cao học. Đối với học viên cao học, thời gian đào tạo chỉ kéo dài trong vài ngày vì nhóm đối tượng này chiếm một số lượng nhỏ và mỗi lớp sẽ được đào tạo trong một buổi.

Nội dung đào tạo: Với đối tượng là học viên cao học, nghiên cứu sinh thì nội dung chương trình đào tạo cũng gần tương tự như sinh viên chính quy. Tuy nhiên đây là đối tượng có trình độ cao nên bên cạnh phần hướng dẫn sử dụng thư viện thì cán bộ thư viện sẽ giới thiệu tới các học viên cách sử dụng và tra cứu thông tin trong CSDL pháp luật trực tuyến của Trung tâm là: Heinonline. Dữ liệu trong các CSDL này hoàn toàn bằng tiếng Anh nên cán bộ thư viện chỉ giới thiệu chủ yếu tới đối tượng là học viên cao học và nghiên cứu sinh. Với CSDL này, cán bộ thư viện sẽ giúp cho học viên

72

tiếp cận theo 3 nội dung: Hướng dẫn cách truy cập, các nguồn thông tin có trong CSDL và cách thức tra cứu trong CSDL đó. Vì đặc trưng về đối tượng đào tạo và chương trình đào tạo là nâng cao nên chỉ có những cán bộ thông thạo về ngoại ngữ và có kinh nghiệm mới có thể hướng dẫn cho họ.

Nhìn chung, công tác đào tạo NDT tại kho mở Trung tâm TT-TV Trường Đại học Luật Hà Nội được tiến hành một cách thường xuyên và bài bản. Trung tâm đã trang bị cho bạn đọc những kiến thức về thông tin giúp sinh viên có thể tiếp cận, khai thác và sử dụng các nguồn lực của Trung tâm một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)