Trung tâm Thông tin Thƣ viện trƣớc nhiệm vụ đào tạo theo tín chỉ của Trƣờng

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 29 - 31)

của Trƣờng

1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm

Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị chức năng trực thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội, đồng thời là thư viện đại học chuyên ngành thuộc khối thư viện các trường đại học có vốn tài liệu chủ yếu về các chuyên ngành luật học.

Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm gắn với sự hình thành và phát triển của Trường. Năm 1988, Hiệu trưởng trường Đại học Pháp lí Hà Nội (nay là Trường Đại học Luật Hà Nội) ra Quyết định số 49/QĐ-TCCB ngày 21/01/1988 thành lập Thư viện Trường Đại học Pháp lí Hà Nội với tư cách là một đơn vị độc lập trực thuộc Ban Giám hiệu, hoạt động theo Quy chế của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học (theo Quyết định số 688/ĐH ngày 14/7/1986 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp).

Ngày 24/12/2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2233/QĐ-TCCB thành lập Trung tâm Thông tin Thư viện trên cơ sở Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội.

* Chức năng

Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội có chức năng thông tin và thư viện, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn pháp luật, triển khai các ứng dụng và hoạt động quản lí của nhà trường. Thông qua việc tổ chức thu thập, xử lí, lưu trữ, quản lí, phổ biến, khai thác, sử dụng các nguồn tài liệu chuyên ngành luật và các chuyên ngành khác tại Trung tâm nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của các đối tượng người dùng tin (NDT), góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường, phục vụ sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

* Nhiệm vụ

- Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thông tin thư viện dài hạn và ngắn hạn; tổ chức và điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu thư viện trong nhà trường.

- Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật; thu nhận lưu chiểu các tài liệu do trường xuất bản bao gồm: các công trình nghiên cứu khoa học

27

đã được nghiệm thu, tài liệu hội nghị, hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trường; các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện.

- Tổ chức xử lí, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lí tài liệu và thông tin; xây dựng hệ thống tra cứu thông tin hiện đại, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm thông tin tự động hóa; xây dựng, quản lí các cơ sở dữ liệu, các bộ sưu tập; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, các tiêu chuẩn về xử lí thông tin và các ứng dụng của công nghệ thông tin vào công tác thông tin thư viện.

- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn, đào tạo NDT tiếp cận, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin, tài liệu, sản phẩm và dịch vụ hiện có của Trung tâm.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ viên chức của Trung tâm để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

- Tổ chức, quản lí cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và các tài sản khác của Trung tâm; tiến hành thanh lý các tài liệu lạc hậu, cũ nát theo quy định của cơ quan quản lí nhà nước và của Trường.

- Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và của Trường về lĩnh vực thông tin thư viện, tham gia các hoạt động về nghiệp vụ với hệ thống thư viện trong cả nước nhằm thúc đẩy sự nghiệp thư viện Việt Nam phát triển; liên kết hợp tác với các thư viện luật trong và ngoài nước để phối hợp bổ sung và trao đổi tài liệu, chia sẻ nguồn lực thông tin, dữ liệu biên mục, tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng, mượn liên thư viện.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong trường để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Cụ thể:

+ Phối hợp với các khoa chuyên môn trong việc lựa chọn, bổ sung tài liệu và triển khai các dịch vụ thông tin thư viện.

+ Phối hợp với phòng Đào tạo, phòng Công tác sinh viên, khoa Sau Đại học, phòng Tổ chức cán bộ để có kế hoạch phục vụ, quản lí và thu hồi tài liệu trước khi sinh viên, học viên ra trường, ngừng học; viên chức nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

+ Phối hợp với phòng Tài chính kế toán để triển khai dịch vụ có thu phí: in ấn, sao chụp tài liệu; bồi thường, đền tài liệu; kiểm kê, thanh lý tài liệu, tài sản.

28

+ Phối hợp với Trung tâm Tin học để bảo trì hạ tầng công nghệ thông tin của Trung tâm, kịp thời xử lí các sự cố hạ tầng mạng, hệ thống máy tính, máy in, các phần mềm ứng dụng.

+ Phối hợp với Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo, phòng Quản lí khoa học, phòng Biên tập sách và trị sự tạp chí để xây dựng kế hoạch và triển khai công tác bổ sung giáo trình, tài liệu.

+ Phối hợp với phòng Quản trị để mua sắm, kiểm kê, thanh lý tài liệu, tài sản. - Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, năm hoặc báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động của Trung tâm với Ban Giám hiệu và cấp có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 29 - 31)