Mã hóa tên tác giả/tên sách Năm xuất bản

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 53 - 54)

Với kho mở, việc tổ chức sắp xếp tài liệu theo các lớp, các mục của khung phân loại căn cứ vào ký hiệu xếp giá (call number) của tài liệu. Ký hiệu xếp giá được cấu tạo bằng ký hiệu phân loại (theo Khung phân loại mà thư viện đó đang sử dụng) kết hợp với ký hiệu tác giả (số Cutter). Các bảng ký hiệu tác giả này do nhà thư viện học người Mỹ Charles Ammi Cutter biên soạn vào cuối thế kỷ 19 nhằm sắp xếp sách theo tác giả cho các kho sách.

Từ khi ra đời vào cuối thế kỷ 19 đến nay, các bảng Cutter đã được cải tiến và được rất nhiều thư viện trên thế giới sử dụng. Trong số đó, bảng Cutter – Sanborn được sử dụng rộng rãi nhất, do nó xuất hiện trước tiên trong các bảng Cutter 3 chữ số và việc sử dụng tương đối dễ dàng. Số Cutter là hình thức biểu thị họ tên tác giả một cách ngắn gọn, mục đích để sắp xếp tài liệu theo bảng phân loại hoặc theo chủ đề. Ký hiệu phân loại khi kết hợp với số Cutter tạo thành ký hiệu xếp giá, đồng thời đó cũng là vị trí của tài liệu trong kho mở. Thực tế sử dụng cho thấy, ký hiệu xếp giá dùng số Cutter rất thuận tiên cho bạn đọc và cán bộ thư viện khi cho mượn và xếp sách trên giá. Hầu hết các thư viện lớn trên thế giới đều tổ chức sắp xếp theo kho mở và áp dụng chỉ số Cutter. Ký hiệu xếp giá được cấu tạo bằng chỉ số phân loại Dewey kết hợp với ký hiệu tác giả của bảng Cutter 3 số. Tuy nhiên, Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội không áp dụng chỉ số Cutter vào ký hiệu xếp giá mà cán bộ thư viện đã xây dựng chỉ số tên tác giả/ tên tài liệu theo bảng ký hiệu tác giả của Thư viện Quốc gia (Bảng ký hiệu tác giả của Thư viện Quốc gia có ba bảng dành cho các ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga). Cán bộ xử lý chỉ cần mã hóa tên tác giả/tên tài liệu bằng cách sử dụng ngay những chữ cái nằm trong các tên đó. Cách xây dựng ký hiệu tác giả/tên tài liệu về cơ bản dựa vào quy tắc mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế ISBD, cụ thể như sau:

51 - Tác giả cá nhân:

+ Tác giả Việt Nam: Lấy 2 chữ cái đầu của họ và 1 chữ cái đầu của tên, đặt dấu -, khoảng trống trước và sau giữa họ và tên tác giả. Họ, tên tác giả bắt đầu bằng một phụ âm kép: ng, kh, tr, ch, th, ngh,… lấy đầy đủ từ 2 đến 3 chữ cái đầu của họ, tên.

+ Tác giả nước ngoài: lấy 3 chữ cái đầu của họ. VD: $a34(V)311.1$bNG – D 2012

$a34(V)311.1$bNGH – TH 2012 $a34(V)310$bLE - NGH 2008 $a346.4202 $bMCK 2005

- Tác giả tập thể: Không áp dụng, tạo số định danh theo tên tài liệu. - Tên tài liệu:

+ Tài liệu tiếng Việt: Lấy 3 chữ cái đầu của tên tài liệu. Nếu tên tài liệu bắt đầu bằng một từ có 2 chữ cái, lấy hai chữ cái đầu của từ đó.

+ Tài liệu tiếng nước ngoài: bỏ qua quán từ khi xác định số định danh. VD: $a34(V)311.1 $bNHU 2012; $a34(V)411(001.2) $bBO 2009

VD: 100 câu hỏi… $bMOT

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội phục vụ đào tạo theo tín chỉ (Trang 53 - 54)