Phântích về hoạt động nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu đề xuất chiến lược kinh doanh cho công ty CP bánh kẹo biên hòa hà nội tháng 11 năm 2006 (Trang 26 - 29)

Quản trị nhân sự là các hoạt động liên quan đến việc tuyển dụng, huấn luyện, sử dụng, đãi ngộ, đánh giá và khuyến khích lịng trung thành của người lao dộng đối với doanh nghiệp.

Để phân tích và đánh giá của bộ phấn nhân sự, nhà quản trị cần thu thấp những thông tin cơ bản như phân tích quy m ơ và cơ cấu nhân sự hiện tại, chính sách tuyển dụng, chính sách tiền lương, tiền thưởng có thu hút được các lao động giỏi hay không? hay triển vọng về quản trị nhân sự trong tương lai, v.v... Căn cứ vào các thông tin về các hoạt động quản trị nhân sự, nhà quản trị phân tích và đánh giá sự tiến bộ theo thời gian và những điểm mạnh, điểm yếu so với các doanh nghiệp cạnh tranh trong từng thời kỳ. Đây là cơ sở giúp nhà quản trị chuẩn bị các chiến lược, chính sách và các chương trình hành động trong quản trị nhân sự giai đoạn sau có hiệu quả cao hơn.

2.3. Xây dựng và lựa chọn các phương án chiến lược

Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy thuộc vào diều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp m à áp dụng phương pháp, cách thức xây dựng chiến lược khác nhau. Thơng thường có các phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh sau phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh từ trên xuống, phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh từ dưới lên, phương pháp hồn hợp xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Theo phương pháp xây dựng chiến lược từ trên xuống, mỗi cấp quản trị chiến lược có hệ thống

phương án chiến lược của mình. Chiến lược của các cấp chiến lược cấp dưới về nguyên tắc bao giờ cũng phải đảm bảo tính thống nhất với chiến lược cấp trên, tính cụ thể của các chiến lược cấp thấp được chú trọng hơn. Theo phương pháp xây dựng chiến lược từ dưới lên, các đem vị cơ sở tự xây dựng chiến lược của đơn vị mình, sau đó gửi lên cấp trên trực tiếp để tỏng hợp lại thành xây dựng chiến lược chung của công ty. Các chiến lược của các cấp quản trị cấp dưới được làm cơ sở cho hoạch định chiến lược cấp trên trực tiếp và của cấp công ty.

Sau khi tiến hành xây dựng các phương án chiến lược chúng ta tiến hành phân tích, chọn lựa và quyết định một chiến lược kinh doanh. Để đảm bảo có được một chiến lược có tính khả thi cao, địi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nhiều phương án, đưa ra được các tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc lựa chọn một chiến lược tối ưu. Dựa trên nguyên tắc và tiêu chuẩn đề ra, doanh nghiệp tiến hành so sánh các phương án chiến lược đã dự k i ế n với mục đích nhằm tìm ra được một chiến lược kinh doanh phù hợp để thực hiện. Chiến lược được lựa chọn phải là chiến lược tối ưu hoặc chí ít cũng phải là phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp. Các căn cứ lựa chọn chiến lược bao gồm sức mạnh của ngành và của doanh nghiệp, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, thái độ của tỏng giám đốc điều hành, nguồn tài chính, khả năng và trình độ của đội ngũ các nhà quản trị, sự phản ảnh của các đối tượng hữu quan và vấn dề thời gian.

2.4. Triển khai thực hiện chiến lược

N ộ i dung cơ bản cùa công tác tỏ chức thực hiện chiến lược kinh doanh bao gồm thiết lập mục tiêu hàng năm, đưa ra các chính sách, phân bỏ các nguồn lực, gắn cơ cấu tỏ chức vói thực hiện chiến lược, hồn thiện hệ thống sản xuất và điều hành và nhất là phát triển nguồn nhân sự đáp ứng cho yêu cầu thực hiện chiến lược đã định.

Mục tiêu hàng năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện chiến lược. Vai trò của việc thiết lập mục tiêu hàng năm là tạo sự cần thiết cho việc thực hiện chiến lược chung vì nó là cơ sở để phân phối các nguồn lực

trong quá trình thực hiện chiến lược, là cơ sở để đánh giá mức độ hồn thiện cơng việc của các quản trị viên, là cơng cụ quan trọng để kiểm sốt tiến trình thực hiện chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã đặt ra.

Sau khi sắp xếp và nhồn thức thông suốt các chiến lược và k ế hoạch hành động đề ra, cần phải tiến hành phân phối các nguồn lực. Để đảm bảo đủ các nguồn lực cần thiết cho thực hiện chiến lược và phân bổ nguồn lực hợp lý trong thực hiện chiến lược doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá và điều chỉnh các nguồn lực của mình.

Để thực hiện chiến lược thì doanh nghiệp phải xác định một cơ cấu tổ chức phù hợp nhằm bố trí sắpxếp nhân sự và cơng việc để doanh nghiệp có thể theo đuổi được các chiến lược của mình có hiệu quả nhất.

2.5. K i ể m t r a và điều chỉnh chiến lược

Kiểm tra và điều chỉnh chiến lược có mục đích chung là xác định các sai lệch về mục tiêu, biện pháp,về cách thức và kết quả triển khai các nội dung chiến lược của doanh nghiệp so với dự kiến ban đầu để xác lồp tình trạng hiện tại, xác định các nguyên nhân và dự kiến các biện pháp để điều chỉnh chiến lược.

Như vồy, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược bao quát mọi khâu, mọi hoạt động của quản trị chiến lược, từ hoạch định mục tiêu, xây dựng phương án đến tổ chức thực hiện chiến lược. Kết quả của công tác kiểm tra, đánh giá chiến lược phục vụ mục tiêu quản lý ở mọi giai đoạn của công tác quản lý. Công tác kiểm tra và đánh giá chiến lược cần đảm bảo yêu cầu cơ bản sau: công tác này phải được tiến hành phù hợp với các giai đoạn khác nhau của quản trị chiến lược; hoạt động kiểm tra và đánh giá phải bảo đảm tính linh hoạt, phải bảo đảm tính dự phịng; công tác kiểm tra và đánh giá phải tồp trung vào các điểm, các nội dung thiết yếu, quan trọng.

C H Ư Ơ N G n

THỰC TRẠNG CHIÊN Lược KINH DOANH C Ủ A C Ô N G TY C Ổ PHẦN B Á N H KẸO BIÊN HOA T Ừ N Ă M 1999 Đ È N N Ă M 2006

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu đề xuất chiến lược kinh doanh cho công ty CP bánh kẹo biên hòa hà nội tháng 11 năm 2006 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)