Đặc điểm quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ViệtNam sang thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 109 - 112)

6. Kết cấu của luận án

3.2.5.2. Đặc điểm quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ViệtNam sang thị trường Trung Quốc

sang thị trường Trung Quốc

Qua khảo sát từ 307 DN XKNS, có thể thấy trình độ của các nhà quản lý đã được cải thiện đáng kể và đang ở mức độ tương đối tốt, 79,1% các nhà quản lý có bằng cao đẳng, đại học và sau đại học, 53% các nhà quản lý có kinh nghiệm về hoạt động XK với đối tác Trung Quốc với thời gian từ 5-10 năm. Tuy vậy vẫn còn gần 30% số còn lại không qua trường lớp đào tạo chính thống nên năng lực và kỹ năng nghiệp vụ quản lý, ngoại thương còn nhiều hạn chế, dẫn tới việc nhận định về thị trường chưa thực sự được chính xác, dẫn tới những thua lỗ, tổn thất không đáng có.

Biểu đồ 3.12. Trình độ của các nha lãnh đạo DN XKNS Việt Nam sang Trung Quốc

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ kết quả khảo sát

Ngoài ra, do trình độ và kinh nghiệm hiểu biết chưa cao nên việc định hướng XK cũng chưa được chú trọng tại các DN XKNS sang thị trường Trung Quốc. Rất nhiều các nhà quản lý tại DN XKNS vẫn còn tâm lý Trung Quốc là một thị trường dễ tính, không cần đầu tư quá nhiều chi phí cho hoạt động hỗ trợ XK như điều tra thị trường hay chi phí cho hoạt động XTTM. Điều này dẫn đến việc khi thị trường Trung Quốc thay đổi, yêu cầu về sản phẩm nông sản NK ngày càng cao, DN XKNS Việt Nam hoàn toàn không có kế hoạch ứng phó.

Doanh nghiệp XKNS của Việt Nam sang Trung Quốc có chất lượng nguồn nhân lực chưa thật sự cao. Theo kết quả khảo sát, chỉ khoảng gần 60% doanh nghiệp người làm việc có tiếng Trung có số lượng trên 5 người, hơn 40% còn lại có số lượng người biết tiếng Trung trong doanh nghiệp xuất khẩu nông sản dưới 3 người, trong số đó có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản làm việc với doanh nghiệp Trung Quốc qua phiên dịch mùa vụ. Mặc dù doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt nam cũng cho rằng đây là nhân tố quan trọng trong vấn đề hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc tuy nhiên do quy mô doanh nghiệp nhỏ, do vấn đề tài chính, khá nhiều doanh nghiệp XKNS Việt Nam lựa chọn thuê phiên dịch khi cần chứ không thuê nhân viên biết tiếng Trung làm việc tại DN của mình. Chất

lượng những người được thuê theo mùa vụ chưa hẳn đã đáp ứng được yêu cầu của công việc dẫn đến việc khó khăn trong hoạt động giao dịch với đối tác Trung Quốc.

Biểu đồ 3.13 Số lượng nhân viên lam việc tại doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc biết tiếng Trung

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ kết quả khảo sát

Trên 60% DN XKNS được phỏng vấn cho rằng nhân tố đặc điểm DN XKNS đóng vai trò quan trọng trong hoạt động XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Nếu DN XKNS có quy mô lớn về vốn và lao động, thời gian hoạt động trong lĩnh vực XK dài, số lượng nhân viên biết tiếng Trung lớn thường có lợi thế hơn rất nhiều so với những DN XKNS có điều kiện kém hơn.

Trong những năm gần đây, có rất nhiều các tổ chức đào tạo đã tổ chức các khóa học đào tạo chuyên sâu mà đối tượng học chủ yếu là các chủ doanh nghiệp. Qua đó, cũng có thể thấy các chủ DN XKNS cũng đang hướng đến một sự “bài bản” trong việc quản trị DN để nâng cao vị thế của mình.

Ngày 22/7/2020, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) đã tổ chức khóa huấn luyện cho hơn 100 các DN vừa và nhỏ, nhằm nâng cao năng lực XKNS sang thị trường Trung Quốc. Khóa huấn luyện tập trung cập nhật tới cộng đồng DN Việt Nam thông tin về quy định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sản phẩm nông sản, nhất là sản phẩm trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc; tổng quan về hoạt động

truy xuất nguồn gốc phục vụ xuất khẩu nông sản sang thị Trung Quốc; nâng cao năng lực thiết kế bao bì, nhãn mác; các tiêu chuẩn phát triển bền vững trong sản xuất. Cục XTTM mong muốn các DN nâng cao nhận thức của các DN về tiếp cận thị trường, các kỹ năng để ứng phó phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài, phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, từ đó thiết kế và triển khai các hoạt động kinh doanh hiệu quả. Chính phủ cần tiếp tục các hoạt động phổ biến kiến thức về thị trường xuất khẩu, đặc biệt là với thị trường như Trung Quốc, đối với các DB XKNS luôn mặc định là thị trường “dễ tính”.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng quản lý của các DN tại Việt Nam còn thiếu đồng bộ và qua loa. Các cán bộ quản lý của DN còn yếu về nghiệp vụ quản lý và trình độ chuyên môn dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình kinh doanh và việc giải quyết những vấn đề đó mất rất nhiều thời gian và tiêu tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp. Một phần lý do cho điều này là do các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động manh mún, mùa vụ nên công tác quản lý còn chưa được coi trọng đúng đắn. Lý do tiếp theo là vì bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vừa và nhỏ còn có tâm lý e ngại khi phải tiếp xúc với cơ quan Chính phủ. Vì thế, những chương trình đào tạo và tư vấn về nghiệp vụ xuất khẩu nông sản còn chưa đến được nhiều với nhiều doanh nghiệp. Cuối cùng, các doanh nghiệp cũng ít có cơ hội tham gia sâu vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các nước khác để học hỏi kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 109 - 112)