6. Kết cấu của luận án
2.2.1.4. Mối quan hệ kinh doanh
Doanh nghiệp không thể tách rời trong các mối quan hệ tương tác qua lại giữa nhà cung ứng, khách hàng. Tuy nhiên dưới sự biến động gay gắt của thị trường ngày nay, mối quan hệ này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, càng cần sự liên kết chặt chẽ giữa các mắt xích để tạo nên được lợi thế cạnh tranh cho DN. Mối quan hệ giữa một DN cung cấp ở một quốc gia và một DN khách hàng ở quốc gia khác, chứng minh rằng mối quan hệ tương tác giữa các nhà cung cấp và khách hàng quan trọng đối với nhau không chỉ có vấn đề mua và bán BusayoAjayi (2016) [78], Anna K (2011) [71] . Ngược lại, mối quan hệ này bao gồm các thông tin trao đổi về nhu cầu, khả năng và chiến lược của các DN liên quan đến sản xuất, phát triển, chất lượng, v.v. Như vậy, sự tương tác trong các mối quan hệ kinh doanh là vấn đề phối hợp các hoạt động và nguồn lực giữa hai DN. Thông thường, sự phối hợp này có nghĩa cùng phát triển; các hoạt động chính và nguồn lực được điều chỉnh để mang lại sự phù hợp tốt hơn giữa các DN. Trong quá trình phát triển DN tìm hiểu về năng lực đối phương, dần dần xây dựng được sự tin tưởng giữa hai bên. Các sự phối hợp hoạt động giữa hai DN tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, quá trình này biến một quan hệ thị trường bình thường thành một mối quan hệ kinh doanh, trong đó các DN phụ thuộc lẫn nhau trao đổi các hoạt động để tạo ra giá trị bổ sung từ mối quan hệ bằng cách nâng cao năng suất chung. Quan điểm trao đổi xã hội về các mối quan hệ kinh doanh nhấn mạnh hai đặc điểm quan trọng.
Một là quá trình phát triển không xác định; mối quan hệ khó khăn chỉ được phát triển nếu cả hai bên tham gia cân nhắc mối quan hệ này có lợi nhuận hoặc đáng giá để trao đổi trong tương lai. Rõ ràng là, có một yếu tố chiến lược trong việc phát triển các mối quan hệ. Nhưng không có sự lựa chọn có thể được thực hiện đơn phương, vì đối tác phải liên tục thúc đẩy quyết định tham gia vào kinh doanh.
Đặc điểm thứ hai trong mối quan hệ kinh doanh là nhân tố không chính thức Granovetter (1985) [96]. Mối quan hệ phát triển giữa các cá nhân trong DN. Các sự kiện đơn lẻ như các giao dịch cụ thể có thể được chính thức hóa, thông qua sự hiểu biết lẫn nhau dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ tương tác với nhau và kỳ vọng trao đổi trong tương lai. Như vậy, hợp tác trong các mối quan hệ kinh doanh là một quá trình phối hợp hành động không chính thức giữa hai DN.
Mặc dù mối quan hệ kinh doanh có thể được xem xét một cách độc lập tuy nhiên để hiểu rõ hơn chúng được xem xét trong bối cảnh nhất định. Có thể thấy sự hợp tác giữa hai DN này có thể phụ thuộc vào mối quan hệ của DN này với các đối tác khác, điều này tạo nên các mạng lưới kinh doanh.
Khái niệm mạng lưới kinh doanh có ý sự phối hợp của các hoạt động giữa hai DN trong mối quan hệ kinh doanh cũng diễn ra trong phạm vi rộng hơn bối cảnh mạng kinh doanh. Do đó, một tập hợp các mối quan hệ kinh doanh được kết nối dọc theo chuỗi giá trị có thể được hình thành như một mạng lưới kinh doanh, trong đó các DN học hỏi, thông qua mạng xã hội trao đổi các quá trình theo thời gian, để hợp tác và từ đó phối hợp hoạt động. Điều này có nghĩa là bằng cách cho phép các DN tham gia vào trao đổi phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, mạng lưới kinh doanh có thể tạo ra giá trị bổ sung trong chuỗi kết nối.