6. Kết cấu của luận án
1.5.4. Khoảng trống về bối cảnh
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu, sức mua của nhiều quốc gia suy giảm, vận chuyển hàng hóa gặp không ít trở ngại, thì Trung Quốc với ưu thế gần gũi về địa lý, lại càng là thị trường XK quan trọng của Việt Nam.
Khoảng trống về đề tài nghiên cứu rất lớn bao gồm: phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu và bối cảnh. Tuy nhiên, phạm vi của luận án, tác giả chỉ tập trung đánh giá một số nhân tố chính ảnh hưởng tới doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch trong điều kiện bình thường. Những khoảng trống còn lại hi vọng sẽ có những nghiên cứu tiếp theo, chuyên sâu hơn để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
Tiểu kết: Xuất khẩu là một hoạt động mang đến nguồn lực đóng góp lớn vào sự phát triển của mỗi quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống toàn xã hội. Là một quốc gia đang phát triển, xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân thương mại của Việt Nam. Việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Theo kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được chia làm hai nhóm chính: nhân tố bên trong được và nhân tố bên ngoài Roger và cộng sự (2006),.
Nhân tố bên trong được đề cập đến trong nghiên cứu của Aaby và Slater (1989) [68], Zou và Stan (1998) [143], Haahti và các cộng sự (2005) [101], Cavusgil và Zou (1994) [80], O’Cass và Julian (2003)[128], Dean và các cộng sự (2000) [90], O’Cass và Julian (2003) [128], Yeoh (2004) [142]. Nhân tố bên ngoài được nghiên cứu bởi , Forte R (2016) [131], Guner, Berrin và cộng sự (2010)[97], (1998) [164], Sousa và cộng sự (2008) [157]. Ở Việt Nam rất ít các nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.
Chương 2