6. Kết cấu của luận án
1.2. NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
Cho đến nay, chủ đề xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn là đề tài còn mới mẻ, vắng bóng trong những nghiên cứu ở phạm vi trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, cũng đã có một số công trình đề cập vấn đề xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc một cách gián tiếp như:
Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) [2], trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN + 3” đã sử dụng mô hình trọng lực với số liệu thống kê thương mại của Tổng cục Hải quan từ năm 1998-2005 nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nƣớc ASEAN+3. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng: (i) Ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3 chủ yếu là do sự tăng trưởng kinh tế (bao gồm cả sự tăng trưởng về GDP và GDP bình quân đầu người) của chính Việt Nam và các đối tác. (ii) Nhân tố
khoảng cách dường như chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu mà không ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3. (iii) Sự gia nhập và thực hiện các cam kết với ASEAN+3 của Việt Nam chưa hiệu quả nên không có tác động lớn đến tăng trƣởng thƣơng mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3. Có thể nói, nghiên cứu này đã khá thành công trong ứng dụng mô hình trọng lực nhằm lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại.
Bằng việc vận dụng các phương pháp định tính như so sánh, đối chiếu, thống kê, bài viết của Đồng Xuân Đảm và Đàm Quang Vinh (2014) [17] đã phân tích thực tiễn quan hệ thương mại qua đó chỉ ra sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc thông qua các hoạt động XKNS. Bài viết cũng đã đưa ra một số quan điểm về việc đưa ra những định hướng giải pháp nhằm giảm lệ thuộc vào Trung Quốc về XKNS.
Nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy XKNS của Việt Nam, Đỗ Đức Bình và Đỗ Thu Hằng (2015) [9] đã tiếp cận vấn đề theo hướng đi từ kinh nghiệm phát triển thị trường XKNS của Trung Quốc và Thái Lan để từ đó đề ra giải pháp áp dụng cho Việt Nam.
Nghiên cứu đề tài cấp bộ của Hoàng Thị Vân Anh về thị trường nông sản của Trung Quốc và khả năng xuất khẩu một số sản phẩm của Việt Nam được thực hiện năm 2012 [1]. Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu để kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có về thị trường Trung Quốccũng như các nghiên cứu liên quan. Khảo sát thực tế tình hình XKNS của Việt Nam tại Lào Cai (cửa khẩu Hà Khẩu) và xin ý kiến chuyên gia là những phương pháp để tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp. Kết quả để tài đã phân tích và chỉ ra rằng Trung Quốc là thị trường nhiều tiềm năng cho các DN XKNS của Việt Nam, đồng thời đối chiếu so sánh với thực tiễn về tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc thời gian qua. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời gian tới như tiếp tục tạo hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi DN xuất khẩu nông sản, về khả năng tạo nguồn cung, về khả năng đáp ứng các quy định nhập khẩu của thị trường Trung Quốc... đều nhằm vào việc nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam thời gian tới.
chiến lược “Vành đai con đường” của Trung Quốc, He, M. , Huang, Z. and Zhang, N. (2016) [103] đã phân tích mức độ cạnh tranh thương mại nông nghiệp và xu hướng giữa Trung Quốc và các nước trong “Vành đai con đường” từ góc độ sản phẩm và thị trường. Kết quả chỉ ra rằng chỉ số tương đồng của thị trường giữa Trung Quốc và các nước trong “Vành đai con đường” là rất lớn hơn. Sự khác biệt về cơ cấu sản phẩm XKNS làm cho mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước trong “Vành đai con đường” không phải là cạnh tranh. Sự hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Trung Quốc và các nước trong “Vành đai con đường” rất hữu ích để thúc đẩy sự khác biệt sản phẩm và giảm mức độ cạnh tranh.
Nguyễn Thị Đường (2012) [19] đã kết hợp các phương pháp định tính như nghiên cứu tiếp cận liên ngành, nghiên cứu điển hình, nghiên cứu tài liệu và các phương pháp so sánh, đối chiếu để phân tích thực trạng quan hệ thương mại nông sản giữa Việt Nam - Trung Quốc cũng như dự báo về các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp để thúc đẩy XKNS giữa hai nước trong những năm tới. Các giải pháp bao gồm: Mở rộng mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc; Xây dựng chiến lược phát triển thị trường; Hoàn thiện khung chính sách; Nâng cao chất lượng nông sản; Đẩy mạnh thông tin, XTTM; Đầu tư cơ sở hạ tầng; Nâng cao vai trò của các hiệp hội; Tăng cường liên kết để nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, nghiên cứu này so với thời điểm hiện nay thì số liệu không còn tính thời sự, chính sách đã thay đổi nhiều nên các giải pháp không còn phù hợp. Mặt khác, khi đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến XKNS Việt Nam sang Trung Quốc, luận án dừng lại ở những phân tích, lập luận định tính, mặc dù vẫn có một số nhân tố có thể lượng hóa được.
Liên quan đến chủ đề nông sản xuất khẩu, Ha Trinh Thi Viet và cộng sự (2017) [106] đã phân tích sự phụ thuộc lẫn nhau về XK gạo giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng phương pháp thực nghiệm, với việc tính toán các chỉ số như Chỉ số hạ tầng viễn thông (TII), Chỉ số lợi thế so sánh (RCA), Chỉ số lợi thế thương mại tương đối (RTA) và Chỉ số bổ sung thương mại (TCI). Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường XK gạo giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều biến động. NK gạo của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam do quy mô lớn của đất nước và nhu cầu sử dụng gạo trong nước lớn. Ngoài ra, lợi thế so sánh của gạo Việt Nam cũng luôn có chiều
hướng tăng trưởng ổn định tại thị trường Trung Quốc. Mặc dù vậy, nghiên cứu này lại thiên nhiều về đánh giá biến động của một mặt hàng nông sản cụ thể là gạo.
Lien Thi Dinh (2017) [91] khi đánh giá các nhân tố quyết định mối quan hệ thương mại giữa hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã sử dụng mô hình trọng lực cho dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1986 đến 2015. Nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích dòng chảy thương mại. Cả hai mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ và Việt - Trung đều phù hợp với cách tiếp cận thực tế của lý thuyết Heckscher-Ohlin cho nói rằng dòng chảy thương mại gia tăng khi các quốc gia có mức thu nhập khác nhau. Phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu này là về kết quả liên quan đến tác động của các hiệp định thương mại. Trong khi hiệp định song phương Mỹ - Việt Nam tạo ra thương mại nhiều hơn, thì ACFTA lại tạo ra sự chuyển hướng thương mại. Do đó, tác giả kiến nghị khi Trung Quốc mở rộng thị trường giữa các nước ASEAN, Việt Nam nên đa dạng hóa thị trường XK để cải thiện dòng XK. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa có những phân tích cụ thể đối với mặt hàng XKNS của Việt Nam.
Năm 2015, trong bài nghiên cứu của Bùi Hữu Đức những năm gần đây cũng đã có một số nghiên cứu về rủi ro trong XKNS Việt Nam nghiên cứu về giải pháp hạn chế rủi ro trong XKNS của tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2016, Đề tài khoa học cấp bộ nghiên cứu về quản trị rủi ro của các DN XKNS sang thị trường Trung Quốc. Năm 2016, Nghiên cứu của nhóm tác giả là một báo cáo rất đầy đủ về những nội dung căn bản và thực tế liên quan tới XKNS của các DN sang thị trường Trung Quốc. Song song với việc xác định nền tảng lý thuyết về rủi ro, rủi ro xuất khẩu, quản trị rủi ro, quản trị rủi ro xuất khẩu, mô hình và nội dung quản trị rủi ro xuất khẩu của DN; nhóm tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro XKNS của các quốc gia như Mỹ, Brazin, Tanzania để rút ra bài học cho Việt Nam [18].