Các biện pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 149 - 152)

6. Kết cấu của luận án

4.2.1.3. Các biện pháp cụ thể

Nhóm yếu tố thị trường nước ngoài được thể hiện qua 05 tiêu chí cơ bản: (1) Các quy định pháp lý về nhập khẩu; (2) Mức độ tương đồng văn hóa tại nước nhập khẩu; (3) Tính cạnh tranh của NS tại thị trường nước nhập khẩu; (4) Các rào cản từ thị trường nước nhập khẩu (5) Sự biến động của thị trường thế giới.

Các giải pháp đề xuất về phía chính phủ như sau (Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao):

Thứ nhất, về các quy định pháp lý về nhập khẩu của Trung Quốc, các rào cản từ thị trường nhập khẩu.

Cần đảm bảo thông tin về các quy định pháp lý như: yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu về mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc của Trung Quốc luôn được cập nhật một cách chính thống và dễ tiếp cận, đặc biệt là những thay đổi về chính sách nhập khẩu.

Phổ biến thông tin về thị trường Trung Quốc đến DN XKNS thông qua các kênh khác nhau như thông qua các kênh truyền thông như VTV, báo, đài phát thanh, thông qua các Sở công thương tại địa bàn của DN, thông qua các cuộc hội thảo về xúc tiến XKNS do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Ngoài ra, cần tận dụng các lợi thế của công nghệ thông tin để tuyên truyền rộng rãi nói chung như kênh mạng xã hội doanh nghiệp, thư điện tử hay chính phủ số.

Chính phủ cần đầy mạnh hoạt động của các Trung tâm xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc trong công tác thu thập thông tin thị trường nước sở tại về những thay đổi như: xu hướng về nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng, hay

nhưng yêu cầu cụ thể của từng địa phương. Trung Quốc là một thị trường rộng lớn với nhu cầu đa dạng, mỗi vùng miền có những nhu cầu đối với hàng NS là không giống nhau. Điều này thực sự là thách thức của DN XKNS Việt Nam nhưng với mạng lưới trung tâm Xúc tiến thương mại của Bộ Công thương tại Trung Quốc hiện nay nếu phát huy được hết tác dụng cũng sẽ là một nguồn lực cực kỳ có giá trị giúp DN XKNS nắm được vững hơn thị trường hướng tới.

Thứ hai, nâng cao hiểu biết về văn hóa kinh doanh của DN Trung Quốc và văn hóa tiêu dùng của người tiêu dùng Trung Quốc

Người Trung Quốc đề cao các mối quan hệ lâu dài thông qua vun đắp, tin tưởng lẫn nhau. Họ đánh giá cao sự trung thực, đáng tin cậy vì thế các DN XKNS Việt Nam cần thể hiện mình là đối tác có hướng hợp tác lâu dài. Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, đều có xuất phát từ nền văn hóa lúa nước lâu đời vì thế đây cũng là một lợi thế của các DN nhập khẩu NS Việt Nam.

Chính phủ cần hỗ trợ DN thông tin về thị trường Trung Quốc từ đó DN XKNS Việt Nam cần chủ động tìm hiểu để nắm rõ thị trường Trung Quốc thông qua sự hỗ trợ của các cơ quan chủ quản như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các DN nhập khẩu NS Việt Nam của Trung Quốc hiện nay đã phần là những DN vừa và nhỏ tại các tỉnh giáp biên giới Việt Nam như Quảng Tây, Côn Minh, Quảng Châu... vì vậy có tính tương đồng cao đối với người Việt Nam. Tuy nhiên các DN Trung Quốc khi làm việc với các DN Việt Nam vẫn luôn coi mình là trên một bậc. Vì vậy cách ứng xử hợp lý đối với DN XKNS Việt Nam là mềm rắn vừa đủ, không nên mọi thứ đều thuận theo phía Trung Quốc.

Đối với người tiêu dùng Trung Quốc, mặc dùng NS Thái Lan, Campuchia hay Myanmar xuất hiện sớm và phủ rộng hơn tại Trung Quốc nhưng theo khảo sát của tác giả, người tiêu dùng Trung Quốc có cảm tình nhất định với NS của Việt Nam do sự hiểu biết về Việt Nam ngày càng rõ hơn tại Trung Quốc. Giá cả của hàng NS Việt Nam rất cạnh tranh, chất lượng không hề thua kém NS Thái Lan. Và đặc biệt tâm lý sính ngoại của người Trung Quốc được thể hiện rất rõ trong khảo sát, nếu cùng loại mặt hàng NS chất lượng tương đương, một loại là của Việt Nam, một loại là của Trung Quốc, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ không ngần ngại mà

chọn hàng NS của Việt Nam. Điều này mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng NS Việt Nam. Vì vậy tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản Việt Nam, mẫu mã bao bì nên được nâng cấp để tiếp tục thu hút được người tiêu dùng Trung Quốc.

Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng NS Việt Nam.

Hoạt động XKNS của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc chịu cạnh tranh gay gắt từ nhiều quốc gia ở trong và ngoài khu vực.

Ngay trong khu vực ASEAN, NS Việt Nam đã chịu sự cạnh tranh lớn từ Thái Lan, một trong những nhà XKNS hàng đầu thế giới. Năm 2019, Trung Quốc là nhà nhập khẩu thực phẩm lớn nhất của Thái Lan, bằng cả bốn nước Campuchia, Lào, Malaysia và Việt Nam gộp lại, đạt kim ngạch lên tới 151 tỷ bạt (tương đương hơn 4,6 tỷ USD) tăng 34% so với năm 2018. NS của Thái Lan có những lợi thế nhất định như bao bì, mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm đồng đều.

Ngoài ra, tại thị trường Trung Quốc còn có sự cạnh tranh của NS Mỹ và EU. Các nước này có công nghệ sinh học tiên tiến để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, công nghệ phân loại hàng, đóng gói bao bì, bảo quản và vận tải chuyên nghiệp nên sức cạnh tranh vượt trội so với NS Việt Nam. Như vậy, XKNS Việt Nam vào thị trường Trung Quốc bị cạnh tranh cả về giá cả lẫn chất lượng sản phẩm.

Theo nghiên cứu, hàng NS Việt Nam hiện nay dần có chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc (trước mắt là tại các tỉnh giáp biên như: Quảng Tây, Côn Minh, Quảng Đông). Với lợi thế về mặt địa lý, chất lượng, giá cả NS Việt Nam đang ngày càng tìm được chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên để cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường Trung Quốc hiện nay, Việt Nam cần nâng cao chất lượng NS Việt Nam để thông qua được hàng rào kỹ thuật được phía Trung Quốc xây dựng lên thời gian gần đây.

Để làm được điều này cần giải pháp, chính sách đồng bộ từ phía Chính phủ như: Xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh đảm bảo chất lượng. Liên kết sản xuất hình thành vùng sản xuất NS XK tập trung.

Mỗi địa phương lựa chọn ưu tiên phát triển mặt hàng NS chủ lực mà địa phương có lợi thế sản xuất, mang tính đặc sản vùng miền và có khả năng liên kết với các vùng xung quanh để tạo quy mô hàng hóa lớn:

Đảm bảo chất lượng sản phẩm, Trung Quốc với mức sống của người dân được nâng cao, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng, đặc biệt là các sản phẩm NS. Vì vậy để tiếp tục có chỗ đứng tại thị trường này, NS Việt Nam thì ngoài việc cần áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP nên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP, ISO...

Thứ tư, tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về thị trường NS trên thế giới.

Điều này cần thiết để phục vụ cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam XK hàng NS phù hợp, tránh thiệt hại và giảm những rủi ro không đáng có cho DN XKNS Việt Nam và người nông dân.

Đất nước ta đang từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ nông nghiệp. Để có thể đủ sức đứng vững và không quá hụt hẫng khi hội nhập với kinh tế quốc tế, nông dân, DN XKNS Việt Nam đang rất cần những thông tin hữu ích làm phương hướng sản xuất và kinh doanh XK hàng hóa nông nghiệp. Nhu cầu chính đáng đó đòi hỏi cơ quan các cấp, bộ ngành cần có sự phối hợp, có chính sách hỗ trợ để chuyển tải nhiều thông tin hơn nữa đến với người sản xuất, DN XKNS, không chỉ thông qua các kênh truyền thống như đài, báo chí, mà qua các kênh hiện đại khác như mạng xã hội doanh nghiệp, thư điện tử... Bên cạnh đó, có thể xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng từ các nguồn chính phủ điện tử của các quốc gia, trong đó có Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 149 - 152)