Ảnh hưởng của đặc điểm ngành nông nghiệp đến hoạt động xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 122 - 125)

6. Kết cấu của luận án

3.2.5.5. Ảnh hưởng của đặc điểm ngành nông nghiệp đến hoạt động xuất khẩu nông sản

khẩu nông sản

Hơn 70% DN XKNS được phỏng vấn cho rằng đặc điểm ngành nông nghiệp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động XK của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Đặc điểm ngành nông nghiệp thể hiện ở việc ngành nông nghiệp phát

triển hay không phát triển.

Theo báo cáo của USDA (2015) và OECD/FAO (2015) tiêu thụ nông sản sẽ tăng mạnh. Tiêu thụ ngũ cốc, hạt có dầu, sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng mạnh và chủ yếu đến từ các nước thu nhập thấp và trung bình. Các yếu tố thúc đẩy chủ yếu gồm tăng dân số, tăng thu nhập, đô thị hóa và đa dạng hóa món ăn. Tiềm năng mở rộng đất canh tác vẫn còn chủ yếu là Nam Mỹ. Ngược lại, hạn chế đất đai và tài nguyên ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong thập kỷ tới, đầu tư vào các dự án lớn trong nông nghiệp sẽ giảm bớt vì giá nông sản sẽ không còn hấp dẫn các nhà đầu tư, Trung Quốc là quốc gia duy nhất được dự báo sản lượng sẽ không tăng.

Ngành nông nghiệp luôn là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Dưới sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng tăng trưởng bền vững, đảm bảo “tăng giá trị, giảm đầu vào”. Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được Chính phủ phê duyệt tháng 6/2013 đã chỉ rõ sự chuyển hướng của chiến lược này. Sự chuyển hướng mạnh mẽ của ngành nông nghiệp đã mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nguồn cung được đảm bảo hơn nhờ những mô hình phù hợp như mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, “ Chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín”, “Hợp tác xã kiểu mới”, “Doanh nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp” ; hoặc các tổ chức theo quy mô các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp cổ phần…Sự ra đời và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện đặc thù từng vùng miền, từng loại sản phẩm. Nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đóng vai trò chủ đạo cho chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Nhờ chính sách ưu tiên ruộng đất tốt nhất để trồng lúa và diện tích tưới tiêu nhằm đảm bảo an ninh lương thực nên sản lượng gạo hàng năm vẫn tăng đều kể cả khi gặp thời tiết bất lợi. Điều này góp phần sự tăng trưởng ổn định của ngành. Từ năm 1990-2010 sản lượng gạo tăng từ 19,2 triệu tấn lên 40 triệu tấn, do có hệ thống thủy lợi bao phủ toàn bộ diện tích mà nông dân đồng bằng sông Cửu Long có thể canh tác 2-3 vụ trong năm và sản lượng gạo ổn định, đáp ứng nguồn cung cho xuất khẩu. (Jaffe và công sự 2012)

Mặc dù vậy, việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do biến đổi môi trường hay do nhu cầu dành cho các ngành khác tăng lên cũng đang đặt ngành nông nghiệp trước những thách thức mới.

Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành chế biến nông sản chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế và kỳ vọng, còn bộc lộ những tồn tại, nút thắt trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp như: năng lực chế biến một số ngành hàng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến nông sản chưa cao, chủ yếu là sản phẩm thô, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp (tính chung 15 - 20%), chủng loại sản phẩm chế biến chưa phong phú, tổn thất sau thu hoạch còn cao.

Tổ chức liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Năm 2019, kim ngạch XK rau quả đạt hơn 3,7 tỷ USD nhưng Việt Nam mới chủ yếu là xuất thô. Tỷ lệ nguyên liệu đưa vào chế biến đạt thấp chỉ khoảng 5 - 10%, trong đó, tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 56,2%.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có trên 150 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế trên 1.000.000 tấn sản phẩm/năm, tập trung ở 28 tỉnh/thành phố. Số cơ sở chế biến nông lâm thủy sản có quy mô vừa và nhỏ, hộ gia đình chiếm khoảng 95% số cơ sở. Hệ số đổi mới thiết bị chỉ ở mức 7%/năm, chỉ bằng từ 1/2 đến 1/3 của các nước khác.

Đáng chú ý, một số cơ sở chế biến của một số ngành hàng có tuổi đời trên 15 năm, thiết bị cũ, công nghệ kỹ lạc hậu, tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, năng suất thấp. Tổn thất sau thu hoạch còn lớn, tùy lĩnh vực ngành hàng nhưng nhìn chung giao động từ 10 - 20%.

Trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, chế biến nông sản, chính phủ Việt Nam đang tạo dựng các cơ chế, chính sách thuận lợi hơn cho DN khôi phục và phát triển sản xuất. Thời gian gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số

57/2018/NĐ-CP. Một số nội dung đáng chú ý trong dự thảo nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

tại khu vực nông thôn như miễn, giảm tiền thuê đất thực hiện dự án nông nghiệp, hỗ trợ tín dụng đầu tư nông nghiệp. Tuy chưa chính thức nhưng dự thảo nghị định nhận được nhiều ý kiến góp ý để hoàn thiện từ phía người dân và các DN.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 122 - 125)