Đặc điểm thị trường xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 129 - 138)

6. Kết cấu của luận án

3.2.5.7. Đặc điểm thị trường xuất khẩu nông sản

Theo kết quả nghiên cứu, đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động xuất khẩu của DN XKNS Việt Nam.

Theo báo cáo của OECD/FAO (2015) Trung Quốc tiếp tục là nước NK lương thực lớn nhất thế giới. Trong giai đoạn 2011-2012, Trung Quốc là nước nhập gạo thuần. Nhập khẩu gạo của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm (USDA), nhưng con số nhập khẩu tuyệt đối vẫn rất lớn, nhất là nhập khẩu gạo giá rẻ từ các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Bảng 3.10. Mức cung thực phẩm hang ngay tại một số quốc gia Châu Á (1961- 2000), dự báo 2009-2030

Nguồn: Jamora, N. and Labaste, P. 2015. “Overview of food demand trends and prospects in East Asia.” Background paper prepared for the World Bank.

Từ Bảng 3.10. ta có thể thấy nhu cầu về thực phẩm của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng và là quốc gia có nhu cầu thực phẩm tăng cao nhất tại Châu Á trong thời

gian sắp tới. Đây là một thị trường tiềm năng và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam còn nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này.

Quy mô thị trường

Trung Quốc là thị trường khổng lồ với dân số hơn 1,3 tỷ người, có nhu cầu rất lớn phục vụ ổn định đời sống người dân và xã hội trước mắt cũng như các nhu cầu dự trữ chiến lược trong trường hợp thiên tai, biến đổi khí hậu,... Hiện tại, Trung Quốc đang đứng thứ 1 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Trong giai đoạn 2009 - 2018, thu nhập của người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng tăng, từ 3.832,36 USD năm 2009 lên gần 12.000 năm 2019, và tăng liên tục qua từng năm. Hiện Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.

Biểu đồ 3.15. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc giai đoạn 2009 - 2019

Nguồn: Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc [50].

Trung Quốc là thị trường có nhu cầu đa dạng. Nhu cầu giữa các vùng miền ở Trung Quốc khác nhau. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới.

Miền Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về thuỷ hải sản do không có biển. Địa hình miền núi hiểm trở. Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần

nhiều loại sản phẩm cao cấp từ các nước láng giềng phía Nam; đồ gỗ cao cấp, thuỷ hải sản tươi sống cao cấp, hoa quả nhiệt đới cao cấp.

Thị hiếu người tiêu dùng Trung Quốc

Xu hướng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở Trung Quốc, việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của các gia đình tại Trung Quốc ngày càng được chú trọng hơn. Nông sản tươi vẫn là xu hướng được ưa thích đối với tầng lớp nội trợ hay nông dân, còn thực phẩm chế biến tiện lợi hiện nay thành sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ. Giới trẻ Trung Quốc cũng có xu hướng mạo hiểm và sẵn sàng thử thực phẩm nhập ngoại. Theo khảo sát 89 người tiêu dùng Trung Quốc, hiện nay phần phần lớn người tiêu dùng lựa chọn đến siêu thị lựa chọn mua thực phẩm tươi sống cuối tuần (60%), trong đó có khoảng 38% là công chức, nhân viên văn phòng hoặc công nhân, lao động chân tay, nội trợ 42%. Bình quân mỗi hộ gia đình của Trung Quốc có khoảng 3,4 người/hộ.

Do đời sống được nâng cao, nên xu hướng chủ yếu về nhu cầu thực phẩm liên quan đến sức khỏe và an toàn ngày được chú ý. Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm được coi là an toàn và có lợi cho sức khỏe. Quan niệm của người Trung Quốc vẫn là ưu thích hàng ngoại nhập, đặc biệt là hàng hóa từ các nước phát triển. Đây cũng là một cơ hội cho các DN XKNS Việt Nam nếu biết tận dụng tâm lý sính ngoại của người dân Trung Quốc.

Theo khảo sát người tiêu dùng Trung Quốc, hiện nay các sản phẩm mà người dân Trung Quốc ưu chuộng rất phong phú và đa dạng từ thực phẩm tươi, cấp đông, đóng hộp, chế biến, ép…đây cũng là một điểm khác biệt với người tiêu dùng Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội để lựa chọn hình thức xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc hơn.

Hệ thống phân phối của Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh chóng. Hiện Trung Quốc đang hoàn thiện dần thị trường trao đổi hàng hoá tại các đô thị, trung tâm kinh tế thông qua hệ thống chợ bán buôn, chợ đầu mối và hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích. Thị trường nông thôn Trung Quốc với hơn 700 triệu người tiêu dùng chủ yếu vẫn thông qua hệ thống chợ truyền thống và hệ thống hơn 2 vạn cửa hàng “Lợi dân” do Bộ Thương mại Trung Quốc xây dựng và quản lý tại các địa phương từ cấp xã trở lên.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử cũng là một điểm sáng trong hệ thống phân phối hàng hóa tại Trung Quốc thời gian gần đây. Trung Quốc hiện là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, lớn hơn tổng số của các quốc gia Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản và Vương quốc Anh gộp lại, và sở hữu một lực lượng lớn người dùng trong lĩnh vực thanh toán di động với giá trị giao dịch lớn hơn 11 lần giá trị giao dịch của Mỹ.

Dân số nông thôn trực tuyến vào năm 2019 ước tính là 225 triệu người, chiếm hơn 25% tổng số cư dân mạng ở Trung Quốc. Tính đến tháng 10 năm 2019, hơn 98% các làng hành chính của Trung Quốc đã được kết nối với mạng cáp quang và mạng 4G, và 99% các làng nghèo khó đã được kết nối với các dịch vụ internet băng thông rộng. Trong nghiên cứu có đến gần 40% số người được hỏi cho biết mua sắm trực tuyến là hình thức được lựa chọn khi mua thực phẩm cho gia đình. Việc sản phẩm nông sản của Việt Nam cần có mặt tại các siêu thị lớn hay trên sàn thương mại điện tử cũng là điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần cân nhắc trong thời gian tới khi XK sang thị trường Trung Quốc.

Theo khảo sát tại các thành phố giáp biên giới Việt Nam như Nam Ninh, Quảng Châu hay Côn Minh người tiêu dùng Trung Quốc đã từng dùng qua sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam như hoa quả, cà phê hay hạt điều, hạt tiêu…tại một số thành phố còn lại như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu người tiêu dùng Trung Quốc ít khi tìm thấy sản phẩm nông sản của Việt Nam tại các siêu thị lớn, đã phần là mua trên các trang mạng, sản phẩm chủ yếu cũng là cà phê và các loại gia vị khác… số ít là hoa quả như thanh long, vải thiều…Việc nông sản Việt Nam chưa đi sâu được vào nội địa của Trung Quốc cũng do tính chất hàng nông sản tươi khó bảo quản, dễ hỏng. DN XKNS Việt Nam cần tìm được cách thức sơ chế, bảo quản để hàng nông sản Việt Nam có cơ hội xuất hiện trên khắp thị trường Trung Quốc.

Vấn đề mở cửa thị trường

Theo quy định của phía Trung Quốc, muốn mở cửa chính thức một loại trái cây XK vào Trung Quốc, Cơ quan phụ trách kiểm dịch nước XK cần có văn bản đề nghị chính thức với Cơ quan phụ trách kiểm dịch của Trung Quốc (Vụ Kiểm nghiệm kiểm dịch động thực vật, Tổng cục Kiểm nghiệm kiểm dịch và Giám sát

chất lượng quốc gia Trung Quốc trước đây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày nay) lựa chọn, đề xuất những loại mặt hàng trái cây cần được mở cửa thị trường theo thứ tự ưu tiên. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng của Trung Quốc sẽ tiến hành các bước đánh giá rủi ro, đăng ký vườn trồng, đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đóng gói, đăng ký doanh nghiệp XKNS XK trước khi hoàn thiện Nghị định thư cho phép trái cây đó được phép chính thức XK vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường Trung Quốc, hoặc bất kỳ một đối tác thương mại nào khác cho các mặt hàng nông sản, thủy sản XK của Việt Nam đều phải trải qua các quy trình về đánh giá rủi ro dịch bệnh và căn cứ theo thứ tự ưu tiên đối với từng mặt hàng riêng lẻ với thời gian dài trước khi có thể ký kết Nghị định thư cho phép XK chính thức (thông thường mất từ 3 - 4 năm để hoàn tất thủ tục cho 1 loại mặt hàng, trừ những trường hợp đặc thù theo thiện chí của nước NK). Vì vậy, một danh sách phù hợp với thực tế năng lực sản xuất và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ nâng cao cơ hội của các sản phẩm có giá trị cao để XK.

Tính đến tháng 9 năm 2020, Việt Nam được phía Trung Quốc chính thức mở cửa thị trường đối với 09 loại trái cây, 128 loại thủy sản được dùng làm thực phẩm [50]. Trong đó nhiều loại nông sản có thế mạnh của Việt Nam chưa được Trung Quốc mở cửa thị trường chính thức như sầu riêng, chanh leo, khoai lang tím, bưởi, thạch đen, tổ yến, na… Qua nhiều năm nỗ lực thúc đẩy đàm phán của các cơ quan chức năng Việt Nam, tiến trình hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường Trung Quốc cho một số loại nông sản Việt Nam như thạch đen, sầu riêng, khoai lang tím, tổ yến đang ở giai đoạn cuối cùng. Cơ quan chức năng cũng đang tích cực thúc đẩy phía Trung Quốc mở cửa thị trường cho các loại trái cây khác như chanh leo, bưởi, doi, na …

Trong thời gian tới, để công tác đàm phán mở cửa thị trường hiệu quả, ngoài sự nghiên cứu đề xuất của cơ quan chủ quản về mở cửa thị trường, cần có sự phối hợp đề xuất của chính các địa phương có thế mạnh sản xuất và quy hoạch vùng trồng các loại nông sản XK sang Trung Quốc để có thể xác định được chính xác danh sách ưu tiên và thúc đẩy đàm phán mở cửa thị trường

Chính sách thuế quan và phi thuế quan

của thị trường xuất khẩu. Phía Trung Quốc áp dụng mức hoàn thuế đối với một số hoa quả và rau tươi xuất khẩu là từ 0% đến 15%, đối với các loại hoa quả khô đã qua chế biến từ 5% đến 15%. Chính vì điều này mà các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam cạnh tranh hơn. Trong khi sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc thường bị áp thuế GTGT khá cao.

Từ ngày 01/5/2018, Trung Quốc đã tăng cường và thắt chặt quản lý truy xuất nguồn gốc hoa quả nhập khẩu, nhất là hoa quả có nguồn gốc từ Thái Lan và Việt Nam, theo đó tất cả các doanh nghiệp phía Trung Quốc xin nhập khẩu hoa quả, trái cây từ Việt Nam và Thái Lan đều phải có giấy phép của cơ quan kiểm dịch động, thực vật, phải có đầy đủ thông tin về chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhập khẩu. Từ đầu năm 2019 trở lại đây, Trung Quốc lại tiếp tục siết chặt tiêu chuẩn quản lý chất lượng và nguồn gốc hàng hóa là nông sản, hoa quả, trái cây nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc (hàng hóa hoa quả nông sản từ Việt Nam phải có giấy phép của cơ quan kiểm dịch, phải có đầy đủ thông tin về chất lượng sản phẩm, bảo bì đóng gói theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng), đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu, nhất là các cửa khẩu phụ, quản lý chặt chẽ các mặt hàng chưa có trong danh mục được phép xuất khẩu vào Trung Quốc, tăng cường thực hiện nghiêm các quy định về truy xuất nguồn gốc các mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm nhập khẩu theo hình thức trao đổi cư dân biên giới; đặc biệt, phía Quảng Tây, Trung Quốc đã thông qua Điều lệ an toàn thực phẩm Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây, có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2019, nhằm tăng cường quản lý, giám sát chất lượng đối với sản phẩm nông sản, thực phẩm, trong đó có hàng hóa hoa quả, nông sản, thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.

Nhìn chung, việc thu mua nông sản ở Việt Nam không có sự hợp tác chặt chẽ. Liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chế biến - xuất khẩu với nông dân còn ít, trừ ngành nuôi trồng thủy sản. Trung gian vẫn còn tồn tại trong hầu hết các chuỗi xuất khẩu nông sản, theo hình 3.4 xuất khẩu gạo từ nông hộ phải qua một số khâu trung gian như tiểu thương thu gom gạo, sau đó mang đi xay sát đánh bóng tiếp sau là đến được doanh nghiệp xuất khẩu. Việc qua một số khâu trung gian dễ dẫn đến tình trạng không đảm bảo được yêu cầu vệ sinh thực phẩm

cũng như các yêu cầu xuất xứ khác từ phía Trung Quốc. Ngoài ra khi phải đi qua nhiều trung gian đồng nghĩa giá thành của sản phẩm cũng bị đẩy lên làm giảm tính cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Hình 3.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng Gạo xuất khẩu sang Trung Quốc

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên báo cáo Bộ Nông nghiệp 2015 [5]

Việc thông qua nhiều khâu trung gian dẫn đến việc truy nguyên nguồn gốc của nhà cung ứng gặp khó khăn do vậy khó thực hiện cam kết kỳ hạn với người mua và đảm bảo rằng nguồn gốc sản phẩm an toàn và bền vững.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017) gần 90% hàng nông sản của Việt Nam thu mua cho xuất khẩu vẫn ở dạng thô hoặc với hàm lượng chế biến thấp, chất lượng và giá trị xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Do đó, giá cả sản phẩm thô trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm mạnh và thường xuyên biến động với biên độ cao dẫn đến việc XKNS dễ gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh và giá trị gia tăng thấp. Mặc dù một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đang được xếp ở vị trí cao trên thị trường thế giới nhưng do chất lượng thấp nên thường bán với giá thấp hơn giá thế giới. Cho dù phía DN hợp tác sản xuất, thu mua có hướng dẫn nông dân Việt Nam cách sản xuất an toàn, hiệu quả nhưng thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh để bảo vệ cây trồng, vật nuôi trước những đợt bệnh, dịch hại chỉ giảm chứ không chấm dứt triệt để. Bên cạnh đó, những vùng đất canh tác, sản xuất của Việt Nam đều được khai thác từ lâu và thời gian nghỉ đất, phơi đất, phơi trại quá ngắn để tái sản xuất nên mức độ tiêu diệt những mầm bệnh tiềm ẩn không cao. Chính vì vậy, điểm yếu

về chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra thách thức lớn cho cả ngành hàng nông nghiệp. Ngoài ra, một số lượng lớn nông sản của Việt Nam còn được XK sang Trung Quốc qua hình thức thương mại tiểu ngạch, các bên thường trốn thuế, trốn kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó, các hộ sản xuất, DN Việt Nam chưa kịp thay đổi và thích nghi với những điều chỉnh mới của Trung Quốc, vẫn chưa chú trọng việc tuân thủ các quy định của Trung Quốc về các điều kiện XK, vệ sinh an toàn thực phẩm và để xảy ra những vi phạm. Mới đây, Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam tạm dừng XK ớt tươi sang Trung Quốc do phát hiện nhiều lô hàng sai phạm hoặc dừng tư cách XK xoài của một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam do vi phạm quy định về tiêu chuẩn chất lượng.

Bên cạnh đó, nhiều biện pháp phi thuế quan và chính sách hỗ trợ nông nghiệp của Trung Quốc được đánh giá là không rõ ràng, thiếu minh bạch và đặc biệt là Trung Quốc vẫn thực thi các chính sách thương mại nông sản đơn phương, duy trì thương mại Chính phủ, bảo hộ cao đối với những mặt hàng nông sản kém cạnh tranh của nước này thông qua hạn ngạch thuế quan, chế độ báo cáo nhập khẩu hay

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 129 - 138)