Mục đích của giải pháp

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 160 - 167)

6. Kết cấu của luận án

4.2.4.2. Mục đích của giải pháp

Giải pháp được đề xuất với mục đích cải thiện môi trường pháp luật, kinh tế và nâng cao việc thực hiện các quy định, chính sách và các giải pháp từ Trung ương đến địa phương phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người sản xuất NS, DN XKNS, từ đó nâng cao kết quả và hiệu quả của XK.

4.2.4.3. Các biện pháp cụ thể

Nhóm yếu tố thị trường trong nước thể hiện qua 3 tiêu chí cơ bản: (1) Môi trường pháp lý ổn định và thuận lợi; (2) Chính sách hỗ trợ XK, nhu cầu thị trường trong nước; (3) Môi trường kinh tế thuận lợi, góp phần thúc đẩy sản xuất và XK. Thông qua đánh giá các tiêu chí này, luận án đưa ra một số giải pháp cụ thể:

Đối với chính phủ( Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và môi trường): Cần kiến tạo một môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi.

Bằng cách kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi, Chính phủ có thể huy động được nhiều nguồn vốn, từ đó khuyến khích và thu hút đầu từ phía người nông dân, các DN hơn nữa. Việc tạo một môi trường thuận lợi không can thiệp quá sâu vào chuỗi sản xuất nông nghiệp là xu hướng phát triển chung trên thế giới. Chính phủ

cần hạn chế sự can thiệp trực tiếp, chủ yếu duy trì, tạo lập môi trường thuận lợi cho DN tự vận hành.

Tăng cường sự phối hợp giữa đối tác công - tư (PPP). Sự hợp tác PPP có thể làm tăng nguồn thu công, tăng vốn, chia sẻ rủi ro trong dự án, tạo điều kiện cho cả hai khu vực đều có lợi.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng đổi mới sáng tạo vào lĩnh vực nông nghiệp. Quỹ đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập năm 2015 cũng cho thấy phần nào sự quan tâm của Chính phủ đối với vấn đề này. Tuy nhiên từ khi thành lập, theo báo cáo của bộ KHCN chưa đến 20% các dự án đăng ký hàng năm thuộc về lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy cần có các hình thức khuyến khích kịp thời để thu hút sự quan tâm hơn nữa từ các nhà khoa học, các DN vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp.

Cần tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực nhằm kiến tạo chính phủ số, cải cách thủ tục hành chính, hải quan bằng cách triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giúp cắt giảm, đơn giản hóa nhiều khâu trong quy trình quản lý, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí của doanh nghiệp trong việc tuân thủ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan; đáp ứng các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế.

Ngành Hải quan cần chủ động tham mưu cho Bộ Tài chính đôn đốc, điều phối các Bộ, ngành đế tiếp tục cải cách toàn diện quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc tích hợp các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận, thông tin, xử lý hồ sơ doanh nghiệp.

Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nâng cao và hiện đại hóa các trung tâm giống, viện nghiên cứu.

Hiện nay, các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng của Việt Nam thường nằm trong các viện nghiên cứu vì thế cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc, dẫn đến công tác nghiên cứu chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính phủ cần thành lập trung tâm nghiên cứu chọn giống quốc gia, có cơ chế riêng và phù hợp để tạo điều kiện phát huy hết vai trò của trung tâm. Những giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với thổ nhưỡng ba miền của Việt Nam cần được nhân

rộng. Như giống cây được thế giới và Trung Quốc ưu chuộng như xoài Alphonso, dứa MD2. Ngoài ra cần nghiên cứu các giống sớm và trái vụ để tận dụng lợi thế có cầu mà nguồn cung thấp.

Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loại giống cây truyền thống, đặc chủng chỉ có ở Việt Nam và xây dựng các loại nông sản đang có thế mạnh XK sang thị trường Trung Quốc như: thanh long, vải thiều, xoài, dứa....

Hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh dành cho nông nghiệp.

Cần có cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ, ban ngành liên quan. Giao thẩm quyền quyết định rõ ràng giữa các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Chính phủ cần khuyến khích DN, hộ nông dân áp dụng các tiêu chuẩn sinh thái, chứng nhận sinh thái. Có cơ chế giám sát về phương thức sử dụng đất, nguồn nước. Cần có những chế tài cho những cách làm hay sản phẩm có hại cho môi trường thực sự có sức răn đe.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch các vùng sản xuất, chế biến sản phẩm XK.

Căn cứ vào nhưng yêu cầu mới tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của Trung Quốc thời gian gần đây, ngày càng tiếp cận với những tiêu chuẩn của thế giới, Việt Nam cần hoàn thiện công tác quy hoạch và tiêu chuẩn vùng trồng nguyên liệu. Quy hoạch phải căn cứ vào các nghiên cứu thị trường, phân tích dựa trên yêu cầu sản xuất, yêu cầu thị trường.

Vùng quy hoạch cần đáp ứng tập trung chuyên canh, áp dụng đúng yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đảm bảo các điều kiện để sản xuất quy mô lớn, quanh năm...Áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để sản phẩm thực sự có tính cạnh tranh với các quốc gia hiện đang XKNS sang thị trường Trung Quốc.

Cần tăng cường công tác kiểm tra để phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp phá vỡ quy hoạch. Chỉ có như vậy mới giải quyết được vấn đề mất cân đối cung cầu và tạo được các vùng, khu vực trồng trọt tập trung, quy mô lớn để tăng chất lượng và hạ giá thành nông sản XK.

Hoàn thiện và đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy XK, tiếp tục hội nhập sâu hơn nữa vào thị trường nông sản thế giới.

tế. nông sản Việt Nam đa phần XK thô, gần như rất ít người sử dụng cuối cùng biết đến. Chính phủ cần có chính sách cụ thể hỗ trợ người sản xuất, doanh nghiệp như hỗ trợ đầu tư về nguồn vốn, kỹ thuật, xây dựng khung pháp lý bảo vệ sở hữu trí tuệ (để tình trạng các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam bị đăng ký thương hiệu của nước ngoài không lặp lại). Thúc đẩy xây dựng và quảng bá thương hiệu của thương hiệu nông sản, giúp người tiêu dùng Trung Quốc nhận biết và lựa chọn mua sản phẩm của Việt Nam rộng rãi hơn. Nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi của FTA bằng việc tổ chức sản xuất, nguồn hàng hợp lý để đáp ứng được các tiêu chí về chứng nhận xuất xứ.

Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ XK. Trao đổi, vận động phía Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hoặc dành thời gian “quá độ” cho các chính sách mới. Vận động các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương phía Trung Quốc (đặc biệt là Quảng Tây, Vân Nam) mở thêm các cửa khẩu chỉ định nhập khẩu nông sản, trái cây tại khu vực biên giới. Điều này giúp quá trình lưu thông hàng hóa của Việt Nam thuận lợi hơn, giảm thiểu thời gian chờ đợi đặc biệt có lợi cho những mặt hàng NS tươi mới.

Phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạ tầng logistics như kho lạnh ở Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng, khu trung chuyển ở Lạng Sơn, trung tâm logistics ở Bắc Giang. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1012/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu phát triển: Các trung tâm logistics hạng I, hạng II và chuyên dùng trên toàn quốc. Tuy nhiên, việc thực thi những trung tâm logistics này chưa có những hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, trong thời gian tới, rất mong Chính phủ, Bộ Công thương sẽ có những thông tư hướng dẫn chi tiết hơn, làm thế nào để chúng ta có các trung tâm logistics mang tính quốc gia. Bởi thực tế hiện nay, mặc dù có rất nhiều trung tâm logistics phát triển tại các địa phương nhưng quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Về chính sách hỗ trợ để phát triển các trung tâm logistics, vì việc phát triển các trung tâm logistics đòi hỏi thời gian xây dựng lâu dài và đầu tư lớn, nên Chính phủ cần có các chính sách để kêu gọi và hỗ trợ đầu tư trung tâm logistics. Cụ thể như ưu đãi thuế, bảo lãnh khoản vay, bảo hiểm tín dụng, tài trợ lãi suất thấp... Bên cạnh đó, quy hoạch các trung tâm logistics đồng bộ, gắn với quy hoạch chung, với các mục tiêu phát triển của địa

phương, khu vực, vùng miền, quốc gia… Trung tâm logistics đã và đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững và bảo đảm sức cạnh tranh của toàn bộ dịch vụ logistics. Do đó, các địa phương cần chủ động xây dựng và phê duyệt việc xây dựng các trung tâm logistics trên địa bàn theo quy hoạch cũng như vận dụng linh hoạt các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Thu hút đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực biên giới, tăng cường cơ chế phối hợp của các lực lượng chức năng của hai nước, quán triệt chủ trương thúc đẩy thương mại “chính ngạch”, từng bước giảm dần xuất khẩu “tiểu ngạch”.

Chính phủ cần có chính sách ưu đãi ổn định đối với NS XK sang Trung Quốc; đồng thời ưu đãi giảm thuế (thuế GTGT, Thuế thu nhập DN) cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

Về cơ bản, thuế xuất XKNS giữa Việt Nam – Trung Quốc đã được ưu đãi thấp nhất, hầu hết là về 0%. Nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh NS cũng đã phát sinh những loại khác như thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập DN… Chính phủ có chính sách giảm các loại thuế này cho DN XKNS sẽ tạo điều kiện để các DN XKNS giảm chi phí, giảm giá thành để khuyến khích XK, góp phần giải quyết bài toán đầu ra khi vào mùa thu hoạch của người dân.

Chính phủ và các bộ ngành cần nghiên cứu kỹ trước khi ban hành chính sách thuế xuất nhập khẩu nhằm ổn định về chính sách thuế đối với NS XK sang Trung Quốc. Đặc biệt cần chú ý có đối sách với những quy định biên mậu thường xuyên thay đổi từ phía Trung Quốc.

Ban hành, khuyến khích và tổ chức kiểm soát chặt chẽ hàng rào kỹ thuật đối với NS XK. Cùng với việc hoàn thiện hàng rào kỹ thuật, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích người sản xuất, chế biến và tiêu thụ NS thực hiện nghiêm các quy định về chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng đối với NS. Đồng thời, nâng mức xử phạt, truy cứu trách nhiệm đối với cá nhân và tổ chức vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng hàng NS. Triển khai và thực hiện tốt chính sách này sẽ tránh việc XKNS giá trị thấp sang Trung Quốc làm mất thương hiệu của nông sản Việt Nam, tránh tình trạng bị ép giá khi nông sản đổ dồn về biên giới bán phá giá. Khuyến khích và có hỗ trợ tài chính để nông dân sản xuất

NS theo Quy trình VietGap, GlobleGap, không vì XK sang Trung Quốc thì sản xuất, chế biến tùy tiện và bán giá thấp.

Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc nông sản khi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Về chỉ dẫn địa lý: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh NS đăng ký quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; triển khai đăng ký nhãn hiệu chứng nhận NS XK. Về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ lô hàng: Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, người thu mua, cơ sở sơ chế, đóng gói NS trong việc tuân thủ và chấp hành các quy định về sản xuất - kinh doanh đảm bảo an toàn; nhận diện sản phẩm của từng lô, vườn sản xuất; chủ động áp dụng và xây dựng quy trình sản xuất theo yêu cầu của nhà nhập khẩu Trung Quốc.

Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại. Cần đa dạng hóa theo hướng tập trung trọng tâm, trọng điểm với từng chủng loại sản phẩm, tăng tỷ trọng của các hoạt động có tác dụng lâu dài như đào tạo kỹ năng, giảm tỷ trọng của các hoạt động chỉ có tác dụng nhất thời như hội chợ, triển lãm; xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại vào từng thị trường “ngách” tại Trung Quốc một cách cụ thể cho từng mặt hàng chủ đạo, có ưu thế cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, bao bì đóng gói đúng quy chuẩn. Tận dụng, tranh thủ sự phát triển của thương mại điện tử, quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử có uy tín của Trung Quốc

Đặc biệt, vừa qua, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, Bộ Công thương đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại như: hướng dẫn các địa phương, Hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại áp dụng ngay các phương thức xúc tiến thương mại thông qua nền tảng số, trên môi trường thương mại điện tử, khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin như phần mềm ứng dụng trên máy tính và điện thoại di động,... trong hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng và triển khai đề án tổ chức kết nối giao thương trực tuyến trên các ứng dụng internet (webinar), trước mắt đã phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Phát triển Ngoại thương Tứ Xuyên, Trung Quốc; sắp tới là các hoạt động với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc); xây dựng và hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tích hợp cơ sở dữ liệu DN xuất nhập khẩu Việt Nam (theo nhóm ngành hàng, khu vực địa lý, quy mô, loại hình DN, năng lực sản xuất nhập khẩu, nhu cầu xuất nhập khẩu..v.v...); và sẽ chia sẻ quyền truy cập hệ thống cho hệ thống

các Thương vụ, Trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài và cộng đồng DN XKNS để cùng khai thác, sử dụng để tăng cường khả năng kết nối cơ hội kinh doanh, đầu tư.

Chủ động phối hợp với phía Trung Quốc đưa hoạt động tuyên truyền, giới thiệu và bán lưu niệm một số mặt hàng nông sảnnhư gạo và các sản phẩm gạo, trái cây, tôm, cá tra, điều, chè… tại điểm dừng chân của các tour du lịch từ Trung Quốc, đặc biệt là tại các địa phương thu hút nhiều khách du lịch Trung Quốc như Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh…

Tích cực làm việc với phía Trung Quốc để triển khai thủ tục thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại tại Trung Quốc theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011. Căn cứ vào nhu cầu, tiềm năng hợp tác thương mại, đầu tư của các địa phương và nguồn lực thực tế, dự kiến tiếp tục triển khai thành lập các Văn phòng xúc tiến thương mại theo thứ tự ưu tiên tại Tứ Xuyên và Nam Kinh - là các khu vực có nhu cầu tiêu thụ lớn về nông sản.

Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện thương mại, văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại địa bàn sở tại trong việc: (i) Phối hợp tư vấn, cung cấp thông tin về các nhóm ngành hàng có ưu thế XK của Việt Nam như trái cây nhiệt đới, thủy hải sản, cà phê, hồ tiêu, gạo... cho các DN kinh doanh thương mại điện tử của Trung Quốc; (ii) Tăng cường tìm kiếm doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Trung Quốc hợp tác với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, hợp tác xã của Việt Nam ký

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 160 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w