Thị trường trong nước

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 66 - 68)

6. Kết cấu của luận án

2.2.2.3. Thị trường trong nước

Trong khi hầu hết các nghiên cứu trước đây liên quan đến vai trò của mạng lưới trong quá trình quốc tế hóa có xu hướng tập trung vào các mạng lưới quốc tế, các mạng lưới trong nước cũng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc hỗ trợ quốc tế hóa công ty Haddoud và cộng sự (2018) [104]. Đặc điểm thị trường nội địa cũng được xác định là có liên quan trong việc đánh giá hoạt động xuất khẩu Sousa và cộng sự (2008) [135], Chen và cộng sự (2016) [89] đã xác định sáu yếu tố nội địa, bao gồm nhu cầu trong nước, hỗ trợ xuất khẩu, đặc điểm thị trường địa phương, chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng pháp lý và môi trường thể chế, tất cả đều có

ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Sousa và cộng sự (2008) [135]cũng đề xuất hai đặc điểm thị trường nội địa cụ thể, hỗ trợ xuất khẩu và môi trường thù địch, như là các yếu tố hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp địa phương cải thiện chất lượng đầu vào, do đó sẽ nâng cao chất lượng của sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế Haddoud và cộng sự (2018) [104].

Chen và cộng sự (2016) [89] cho rằng mức độ cạnh tranh cao của ngành công nghiệp trong nước thường thúc đẩy các công ty tìm kiếm cơ hội thị trường ở nước ngoài. Các chương trình hỗ trợ xuất khẩu đề cập đến tất cả các biện pháp công được thiết kế để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, các chương trình này là một nguồn lực quan trọng để tham gia thành công thị trường nước ngoài. Các vấn đề pháp lý và áp lực từ chính phủ sở tại có thể đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp bằng cách tăng hoặc giảm năng lực và hiệu quả của các doanh nghiệp O'Cass & Julian (2003)[128]. Do đó, chất lượng pháp lý và môi trường thể chế có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến hoạt động xuất khẩu O'Cass & Julian (2003) )[ 128], Portugal-Perez và A Wilson (2012) [125].

Đối với nghiên cứu này, hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp địa phương, chất lượng pháp lý, hỗ trợ xuất khẩu và môi trường thể chế được coi là những đặc điểm của thị trường Việt Nam đối với thị trường nông sản.

Nghiên cứu của Zou và Stan (1998) [143], Sousa và cộng sự (2008) [135] và Chen và cộng sự (2016) [89] cho thấy đặc điểm thị trường trong nước có liên quan tích cực đến hoạt động xuất khẩu

Như vậy, ta có thể tổng kết theo lý thuyết nguồn lực các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu như sau:

(1) Đặc điểm và năng lực DN: Đề cập đến năng lực tài chính, quy mô, công nghệ, thời gian hoạt động của DN;

(2) Đặc điểm quản lí: Bàn đến kinh nghiệm quản lí kinh doanh quốc tế, kiến thức và kinh nghiệm về XK; Bao gồm cả định hướng quốc tế, cam kết và hỗ trợ XK, nhận thức lợi thế XK và nhận thức các rào cản XK;

(3) Chiến lược Marketing XK: Hay còn gọi là sự thích ứng của chiến lược Marketing-mix bao hàm nội dung như sự thích ứng sản phẩm, thế mạnh của sản phẩm, hoạt động xúc tiến XK, khuyến mãi, cạnh tranh về giá, kênh phân phối, kế hoạch XK, và cách thức tổ chức XK;

sản phẩm, khách hàng, với đối tác kinh doanh, quan hệ với chính phủ và các tổ chức liên quan.

Và theo lý thuyết dự phòng thì các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gồm có

(1) Đặc điểm ngành: Đề cập đến sự ổn định của ngành, dự đoán sự thay đổi hay biến động của ngành, tốc độ thay đổi, sự biến động theo chu kì hay theo mùa, mức độ rủi ro, mức độ cạnh tranh ngành;

(2) Đặc điểm thị trường nước ngoài: Các quy định pháp lí về NK, văn hóa, cạnh tranh thị trường, sự hấp dẫn thị trường, các rào cản NK, sự biến động của thị trường thế giới;

(3) Đặc điểm thị trường trong nước: Môi trường pháp lý ổn định thuận lợi, những quy định về XK, nhu cầu trong nước và sự hỗ trợ XK của chính phủ, môi trường kinh tế thuận lợi, góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 66 - 68)