Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của ViệtNam đến năm

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 144 - 146)

6. Kết cấu của luận án

4.1.2.1. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của ViệtNam đến năm

2030

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và XK; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương; phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của Chính phủ; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm rừng.

Ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực bám sát theo ba trục chính, gồm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh và các sản phẩm đặc sản địa phương.

Đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó ngành chế biến NS đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới, đặc biệt 3 ngành chế biến gồm rau củ quả, thủy hải sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ phấn đấu đứng trong số 05 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam đồng thời cũng phấn đấu trở thành một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương mại NS toàn cầu; đủ năng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp; trình độ công nghệ chế biến, bảo quản chung đạt từ trung bình trở lên, trong đó các ngành hàng NS chủ lực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; sản phẩm chế biến đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ, có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm; góp phần nâng cao giá trị gia tăng và kim ngạch XKNS Việt Nam [62].

Gắn kết hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng XKNS với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm NS; đồng thời đầu tư có trọng điểm, tránh tràn lan phân tán nguồn lực, hướng mạnh vào các mặt hàng chiến lược có lợi thế so sánh như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, rau quả nhiệt đới,v.v...

Tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển cơ giới hóa và chế biến trong nông nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh, hiệu quả và bền vững, gắn với chuỗi giá trị thông qua các mô hình liên kết tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn nhằm tạo nguồn cung ổn định, có chất lượng cao phục vụ cho XK.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản được xác định có vai trò là “trụ cột” trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của NS Việt Nam và có vai trò “then chốt” trong chuỗi liên kết giá trị của NS Việt Nam với khu vực và thế giới.

Hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành nông nghiệp phải gắn với quá trình tái cơ cấu, thay đổi mô hình tăng trưởng của đất nước và của ngành trên cơ sở phát huy nội lực; hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng liên kết vùng trong nước. Theo đó, tuân thủ các cam kết quốc tế đi đôi với chủ động xây dựng và vận dụng các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác thương mại NS của cộng đồng khu vực và quốc tế.

Tập trung triển khai đồng bộ các cam kết hội nhập quốc tế trong ngành nông nghiệp, trong đó trọng tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản kỹ thuật, đảm bảo hài hòa hóa hệ thống hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm, SPS, TBT,v.v...) giữa Việt Nam và các nước NK.

Chủ động khai thác các cơ hội, lợi thế từ hội nhập kinh tế quốc tế; mở rộng thị trường XK; phát huy thế mạnh, tiềm năng của NS Việt Nam; tập trung phát triển sản xuất, XK các sản phẩm NS chủ lực có tính cạnh tranh cao, các sản phẩm chế biến sâu; nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Tham gia các cam kết thị trường quan trọng, mang tính chiến lược của khu vực và thế giới, tăng cường tiếp cận các thị trường NS quan trọng theo định hướng hội nhập sau:

(i) Tăng thị phần, thị trường XKNS vào những đối tác trong các FTA song phương và đa phương, đặc biệt là các Hiệp định thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP,v.v… thông qua xóa bỏ thuế quan, hạn chế các hàng rào kỹ thuật và thương mại đối với hàng NS, đàm phán công nhận lẫn nhau về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS);

(ii) Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp; (iii) Giảm nhẹ các biện pháp phòng vệ thương mại, xâm nhập sâu hơn vào thị trường thông qua cơ hội liên kết với các tập đoàn bán lẻ;

(iv) Bảo vệ một số ngành sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém nhưng có triển vọng tăng cường khả năng cạnh tranh trong tương lai;

(v) Tăng cường hợp tác quốc tế trong các nỗ lực chống khai thác và thương mại bất hợp pháp động thực vật hoang dã và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên;

(vi) Xây dựng các chính sách, giải pháp thúc đẩy XKNS phải phù hợp với các cam kết của hội nhập, của các tổ chức quốc tế và thông lệ quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là đối với các hình thức hỗ trợ, trợ cấp mà theo khuyến cáo là hạn chế hoặc cấm trong sản xuất, XKNS.

(v) Đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích của Chính phủ - nhà khoa học - người nông dân sản xuất - DN chế biến, XK trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách liên quan cũng như trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật đối với hàng NS XK [33].

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w