6. Kết cấu của luận án
2.2.2.2. Thị trường nước ngoà
Các đặc điểm của thị trường nước ngoài như khả năng cạnh tranh của thị trường thấp và sức hấp dẫn của thị trường (phát triển kinh tế, tiềm năng nhu cầu, v.v.) có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu Zou và Stan (1998) [143]. Hơn nữa, Sousa và cộng sự (2008) [135] nhận thấy rằng sự tương đồng về văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Khi thị trường xuất khẩu có văn hóa tương đồng với thị trường trong nước, các doanh nghiệp có thể có lợi thế trong việc giao tiếp với người tiêu dùng và chính phủ địa phương. Do đó, họ có khả năng được hưởng những lợi thế khác, chẳng hạn như chi phí nghiên cứu tiếp thị, đàm phán thấp hơn, dễ thích ứng với các quy định của địa phương hơn Calantone và cộng sự (2006) [85], Haddoud và cộng sự (2018) [104] cho thấy rằng sự hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu có thể được coi là một nguồn thông tin tình báo và kiến thức đa văn hóa cung cấp cho các nhà xuất khẩu một lợi thế cạnh tranh. Các nguồn lực quan hệ được coi là nguồn lực quý giá và có giá trị đảm bảo sự thành công của công ty trên thị trường Monteiro và cộng sự (2019)[119].
Đối với nghiên cứu này, sự tương đồng về văn hóa của các thị trường, sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu, cường độ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, các rào cản nhập nhẩu, các quy định về pháp lý của hàng hóa nhập khẩu được coi là những đặc điểm thị trường nước ngoài đối với các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đặc điểm của thị trường nước ngoài có liên quan tích cực đến hoạt động xuất khẩu Chen và cộng sự (2016) [89], Katsikeas và cộng sự (2000) [107], Sousa và cộng sự (2008) [135].