ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 138 - 142)

6. Kết cấu của luận án

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM

XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Trung Quốc là đối tác XKNS quan trọng hàng đầu của Việt Nam.với kim ngạch XK của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam rất lớn. Cùng với lợi thế Việt Nam. là nước nông nghiệp và định hướng xuất khẩu, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới XKNS của Việt Nam.sang thị trường Trung Quốc là đặc biệt cần thiết. Có 7 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XK của doanh nghiệp xuất

khẩu nông sản (được sử dụng trong nghiên cứu này) bao gồm đặc điểm DN, đặc điểm quản lý, chiến lược marketing XK, quan hệ, đặc điểm ngành, thị trường nước ngoài và thị trường trong nước.

Trên cơ sở học thuyết nguồn lực và học thuyết dự phòng, mô hình nghiên cứu đã được đề xuất, phân tích và kiểm định cho thấy sự thống nhất đối với các nghiên cứu trước đây. Đặc điểm của DN XKNS thuận chiều với kết quả hoạt động XK của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Aaby và Slater (1989) [68]; Zou và Stan (1998) [143]. Các nhân tố như đặc điểm quản lý, chiến lược marketing, mối quan hệ kinh doanh đều có ảnh hưởng thuận chiều với hoạt động XK của DN Dean và cộng sự (2000) [90]. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XK của DN XKNS phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Reis J, Forte R(2016) [131], Guner Berrin và cộng sự (2010) [145] nghiên cứu về đặc điểm ngành hay Cavusgil và Zou (1994) [80], Dean và cộng sự (2000) [90] nghiên cứu về thị trường nước ngoài và đặc điểm thị trường trong nước. Thang đo của tất cả các biến đều đạt độ tin cậy cao (>0,8), các chỉ số về độ phù hợp của mô hình đều ở ngưỡng chấp nhận. Giá trị P-value <0,05% ở khoảng tin cậy 95% do đó đều có ý nghĩa thống kê và các hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa tương ứng với các biến độc lập đều >0 cho biết tất cả các biến trong mô hình đều thuận chiều.

Hệ số hồi quy ước lượng cho thấy thị trường xuất khẩu, chiến lược marketing xuất khẩu và quan hệ là ba nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động XK của DN XKNS, trong đó, đặc điểm thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng thuận chiều và mạnh nhất. Điều này thể hiện rõ thực tế rằng thị trường Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch XKNS Việt Nam và có tầm ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động XK của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam trong việc thay đổi các quy định về nhập khẩu hàng NS từ Việt Nam. Việc cần có nhiều thông tin hơn nữa từ thị trường XK là thực sự cần thiết đối với các DN XKNS của Việt Nam. Từ việc tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đến việc hiểu rõ về yêu cầu ATVSTP hay các hàng rào thuế quan, phi thuế quan từ phía Trung Quốc sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động XKNS của DN Việt Nam.

Với nhân tố đặc điểm DN, DN có quy mô lớn và năng lực cạnh tranh quốc tế cao, hoạt động XKNS sang Trung Quốc, sẽ trở nên hiệu quả hơn. Song, các DN XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ nên năng lực cạnh tranh tồn tại nhiều hạn chế.

Trong quản lý của DN, các nhà quản lý có trình độ học vấn, kinh nghiệm quốc tế, tư duy cải tiến, hỗ trợ và mức độ cam kết cao giúp hoạt động XK diễn ra hiệu quả. Tại các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam, với 1/3 số quản lý chưa qua đào tạo chính thống và nguồn chất lượng nhân lực không cao, các hoạt động XK của DN có thể gặp nhiều trở ngại trước những đòi hỏi quốc tế chặt chẽ của đối tác Trung Quốc. Ngoài ra, sự thiếu kiến thức có thể dẫn đến những quyết định không hiệu quả trong kinh doanh.

Về nhân tố Chiến lược marketing, do các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên chưa chú trọng chiến lược XK. Tuy nhiên, nếu như các DN Việt Nam thay đổi tư duy và tập trung phát triển chiến lược marketing và xây dựng kế hoạch XK thì hiệu quả của hoạt động XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, sẽ được nâng cao.

Mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà nhập khẩu và các cơ quan hữu quan cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động XK của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh nhiều diễn biến phức tạp trong và ngoài nước gây ra bởi dịch Covid-19.

Đặc điểm ngành hoạt động XKNS của DN chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành nông nghiệp, thể hiện ở việc ngành nông nghiệp phát triển hay không phát triển. Tuy có các chính sách ưu đãi hay sự quan tâm của các cấp chính quyền nhưng đôi khi vẫn chưa tiếp cận được tới tất cả các các thành phần của ngành, còn tồn tại bất cập nên mức độ hiệu quả phát triển ngành nông nghiệp chưa cao.

Hoạt động XK cũng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của thị trường trong nước. Với sự hỗ trợ các hiệp hội và chính phủ và trong môi trường pháp luật, kinh tế thuận lợi ổn định cùng các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho XKNS sang Trung Quốc, kết quả XK sẽ tích cực hơn. Song, vẫn còn một số hạn chế như việc ban hành chính sách chưa kịp thời, chưa tiếp cận đầy đủ các đối tượng, việc triển khai và phối

hợp giữa các cấp quản lý chưa tốt.

Dưới góc độ quản lý, Chính phủ có thể tạo môi trường kinh tế thuận lợi, công bình đẳng công bằng trong việc tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận thông tin, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu, khẳng định vị thế trên đấu trường quốc tế.

Tiểu kết: Kết quả nghiên cứu định lượng và định tính cho biết đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm nhà quản lý, chiến lược marketing xuất khẩu, mối quan hệ kinh doanh (nhân tố bên trong), thị trường nước ngoài, thị trường trong nước, đặc điểm ngành (nhân tố bên ngoài) có tác động thuận chiều đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Trong đó nhân tố thị trường nước ngoài có tác động mạnh nhất, còn nhân tố đặc điểm ngành có tác động yếu nhất tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Nghiên cứu này có một số điểm mới như đã thêm chỉ báo mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ trong thang đo mối quan hệ dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và nghiên cứu định tính. Nghiên cứu cũng khẳng định việc áp dụng học thuyết nguồn lực và lý thuyết dự phòng là phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 138 - 142)