Định hướng thương mại nông sản ViệtNam với Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 146 - 148)

6. Kết cấu của luận án

4.1.2.2. Định hướng thương mại nông sản ViệtNam với Trung Quốc

Phát triển thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc phải dựa trên những cam kết chung về thương mại hai nước đảm bảo tính hài hòa, minh bạch trong việc giao thương phù hợp với pháp luật hai nước, tận dụng tối đa ưu đãi theo WTO và ACFTA để XKNS sang Trung Quốc.

Phát triển thương mại NS với Trung Quốc dựa vào xây dựng quan hệ đối tác hoặc liên kết đầu tư dài hạn, tin cậy với người tiêu dùng cuối cùng, xây dựng hệ thống phân phối chính hoặc liên kết đầu tư sản xuất tại Việt Nam nhất là những mặt

hàng có quy mô thương mại lớn (lúa gạo, cao su, v.v…) hay dễ hư hỏng (thủy sản, rau quả, v.v…).

Việt Nam cần chủ động hơn trong chính sách thương mại biên mậu và từng bước chuyển từ buôn bán tiểu ngạch sang chính ngạch. Trong thương mại mậu biên cần chủ động hơn để đưa ra các phản ứng phù hợp thúc đẩy thương mại NS hai nước. Trong khi Trung Quốc đang thúc đẩy thương mại chính ngạch, Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để chuyển dần quan hệ buôn bán tiểu ngạch, thiếu minh bạch, khó quản lý sang quan hệ thương mại chính ngạch bằng chính sách ngoại giao, quản lý Chính phủ và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Các chính sách và giải pháp hỗ trợ thương mại được xây dựng trên cơ sở coi Trung Quốc là đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Đối với thị trường này, cần từng bước phát triển theo chiều sâu trên cơ sở chính thức hóa, hạn chế trung gian, cần tiếp tục phát huy lợi thế thương mại biên giới và từng bước đẩy mạnh thương mại chính ngạch thâm nhập sâu vào thị trường nội địa Trung Quốc. Đồng thời; có những giải pháp quản lý tốt hơn về chất lượng các mặt hàng NS NK từ Trung Quốc vào Việt Nam [32].

Chú trọng vào các chính sách và giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như khả năng thích ứng trước những thay đổi về điều kiện và quy định, tăng năng lực cạnh tranh cho các DN XK NS của Việt Nam nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, quy định nghiêm ngặt của thị trường này, đồng thời làm tăng giá trị sản phẩm, chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, từ đó đạt được chỗ đứng trong thị trường NS của TQ.

Công tác xúc tiến thương mại tiếp tục được chú trọng, đặc biệt trong việc xây dựng các chính sách định hướng, chiến lược tổng thể và kế hoạch hành động cũng như xây dựng thương hiệu NS XK của Việt Nam. Tăng cường kết nối giao thương và quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, hội thảo.

Cần áp dụng triệt để và rộng rãi các giải pháp cắt giảm, tinh gọn và đơn giản hoá hệ thống thủ tục hành chính, hải quan thông qua thúc đẩy triển khai, thông tin và hoàn thiện các công cụ của Chính phủ số như Cổng dịch vụ công quốc gia và khai hải quan trực tuyến.

4.2. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNHHƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ XUẤT KHẨU

Trên cơ sở bối cảnh và định hướng XKNS của Chính phủ và định hướng đối với thị trường Trung Quốc, theo kết quả phân tích của luận án, việc đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả XKNS vào thị trường Trung Quốc sẽ dựa trên một số quan điểm như:

Xác định rõ vai trò quan trọng của chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ, tạo động lực cho DN XKNS phát triển.

Phát huy lợi thế cạnh tranh của mặt hàng nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và đặc biệt là trong khu vực.

Khai thác các hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phổ biến cho DN nắm rõ thông tin về thị trường Trung Quốc.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

Hình thành các vùng sản xuất nông sản chuyên canh lớn, có thế mạnh ở Việt Nam để kiểm soát tốt chất lượng tạo điều kiện cho XK.

Theo kết quả đánh giá mô hình biến độc tới biến phụ thuộc, kết quả ước lượng hệ số hồi quy chuẩn hóa cho biết biến TTNG, chất lượng là 02 biến ảnh hưởng mạnh nhất tới biến XK (hệ số hồi quy chuẩn hóa tương ứng 0,247 và 0,186), tiếp sau đó là biến QH, TTTN, DN (hệ số hồi quy chuẩn hóa tương ứng là 0,151, 0,142 và 0,133). Các giải pháp đề nghị được thực hiện theo thứ tự ưu tiên này.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w