Mối quan hệ kinh doanh giữa doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với các bên liên quan

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 117 - 122)

6. Kết cấu của luận án

3.2.5.4. Mối quan hệ kinh doanh giữa doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với các bên liên quan

với các bên liên quan

Mối quan hệ kinh doanh ở đây nhắc đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với các nhà sản xuất, giữa doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với nhà nhập khẩu, giữa DM XKNS với cơ quan quản lý.

(1) Mối quan hệ giữa doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với nhà nhập khẩu Mối quan hệ kinh doanh này là mối quan hệ cực kỳ quan trọng đối với một DN XKNS. Việc tìm được đầu ra cho sản phẩm quyết định sự sống còn của một công ty. Nếu một DN XKNS có quan hệ mật thiết với nhà NK thì hoạt động XK cũng sẽ thuận lợi dễ dàng hơn. Theo kết quả điều tra DN XKNS có dưới 03 đối tác chiếm trên 40,4%, từ 3-5 đối tác chiếm 23,5%, từ 5-10 đối tác chiếm 20,5% và trên 10 đối tác có 16%. Kết quả của hoạt động XK được quyết định rất lớn từ các đối tác NK của DN. Việc có quan hệ tốt và số lượng đối tác lớn là một lợi thế của DN.

Biểu đồ 3.14. Số lượng đối tác Trung Quốc của các DN XKNS Việt Nam

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ kết quả khảo sát

Các doanh nghiệp Việt Nam khi XKNS chính ngạch sang thị trường Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi xuất khẩu hàng

hóa vào thị trường Trung Quốc do các tiêu chuẩn kĩ thuật rất đặc thù, đặc biệt là rào cản kĩ thuật đối với hàng thực phẩm rất khắt khe của thị trường này.

Bên cạnh đó, hệ thống phân phối phức tạp của thị trường Trung Quốc cũng đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này phải có quan hệ tốt với các nhà nhập khẩu trung gian thông qua các hiệp hội, ngành hàng. Hơn nữa, chi phí xúc tiến thương mại, điều tra thị trường cao, các quy định về thủ tục hành chính được xây dựng theo yêu cầu của cơ quan chức năng cũng đang gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp muốn xúc tiến xuất khẩu nông sản chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

Trong vấn đề xúc tiến thương mại, ngày 30/12/2020, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 3538/QĐ-BCT về việc phê duyệt Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021, gồm 170 đề án của các đơn vị chủ trì, với tổng kinh phí phê duyệt là 143 tỷ VND, bao gồm việc tổ chức hội nghị, diễn đàn quốc tế xúc tiến thương mại và kết nối xuất khẩu NS, giao thương sang thị trường Trung Quốc cho các DN XKNS Việt Nam.

Tháng 5 năm 2021, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các cơ quan đại diện thương mại Trung Quốc tại Trung Quốc tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc năm 2021 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thực phẩm sang thị trường Trung Quốc. Hội nghị là dịp thuận lợi để doanh nghiệp sản xuất NS, thực phẩm Việt Nam, đặc biệt là các DN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tiếp cận được với thị trường tiềm năng, kết nối, thúc đẩy các cơ hội kinh doanh triển vọng tới doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc.

Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã có Công văn số 2689/XTTM- CSXT ngày 21/10/2020, hỗ trợ thông tin về việc thúc đẩy XKNS Việt Nam và kết nối giao thương qua việc cung cấp thông tin chợ bán buôn rau quả nhập khẩu Long Ngô tại Thượng Hải và khả năng thúc đẩy XKNS, hoa quả Việt Nam vào thị trường khu vực Hoa Đông và toàn Trung Quốc thông qua chợ đầu mối này.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị kết nối XK hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc vào cuối năm 2019. Tại đây, có hơn 300 gian hàng của Việt Nam và 100 gian hàng của Trung Quốc có mặt nhằm tìm kiếm, mở rộng cơ hội hợp tác, giới thiệu sản phẩm, xuất khẩu và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, hai bên đã ký kết

một số thỏa thuận về liên kết, hỗ trợ thông quan thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu nông sản.

Tháng 5 năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn xúc tiến thương mại nông sản Việt Nam tại Liêu Ninh Trung Quốc với sự tham gia của hơn 100 DN nông sản Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có hơn 60 DN Trung Quốc. Tại đây, hai bên đã chia sẻ các thông tin về đầu tư nông nghiệp và tiềm năng phát triển thương mại NS giữa hai bên. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị phía Trung Quốc thúc đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường cho trái cây của Việt Nam các sản phẩm sầu riêng, chanh leo, bơ, bưởi, dừa, na, roi và sản phẩm Tổ yến qua kênh thương mại, khoai lang. Đối với các sản phẩm thủy sản, Việt Nam tiếp tục đề nghị Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường cho nghêu, cá rô phi, cua, cá ngừ.

Việc tham gia hội chợ không chỉ là một cách quảng bá sản phẩm mà còn là dịp để để các DN XKNS có cơ hội để có thể trực tiếp gặp gỡ các đối tác Trung Quốc. Tuy nhiên, về phía Trung Quốc, các hội chợ không chỉ diễn ra tại các thành phố lớn mà diễn ra ở hầu khắp các tỉnh thành của Trung Quốc nên việc tham dự thường xuyên để giới thiệu mặt hàng nông sản được đánh giá là khó khăn với các DN XKNS Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Thêm vào đó, việc tham gia các sự kiện khó mang lại hiệu quả thiết thực ngay tức thì do các đối tác cần có thời gian để phân tích, so sánh và đánh giá các sản phẩm nông sản của doanh nghiệp. Do đó, ngoài việc các doanh nghiệp XKNS tích cực tham gia các triển lãm, hội trợ xúc tiến đầu tư thì cũng cần quan tâm đến việc mở văn phòng giới thiệu sản phẩm tại một số thành phố, đặc biệt là những tỉnh, thành có chung đường biên giới, những nơi còn nhiều tiềm năng hợp tác. Theo nghiên cứu của tác giả, các doanh nghiệp XKNS Việt Nam hiện nay vẫn còn xu hướng đợi “thương lái” tìm đến thay vì chủ động tìm kiếm thị trường.

Bên cạnh đó, khi lựa chọn đối tác các DN Việt Nam cũng cần quan tâm đến quy trình đàm phán và ký kết hợp đồng để tránh được những rủi ro không đáng có. Những rủi ro này liên quan tới nguồn thông tin về thương nhân nước ngoài không điều tra chi tiết, cặn kẽ; các điều khoản trong hợp đồng không chặt chẽ. Nguyên

nhân của những sự việc trên chủ yếu là do nhiều DN XKNS Việt Nam thường không chú ý là giao dịch với một người nhưng khi ký hợp đồng lại với một tư cách pháp nhân khác mà mình không biết rõ, đến khi không thu được tiền hàng, tranh chấp xảy ra, đối tác đứng ra giao dịch chỉ nhận là đại lý (agent) của pháp nhân đứng ra ký hợp đồng NK và không chịu trách nhiệm pháp lý; liên hệ với đối tác là pháp nhân đứng tên ký hợp đồng thì không liên lạc được, dẫn đến DN XKNS Việt Nam thường bị thua thiệt… Nông sản XK số lượng lớn có giá trị hợp đồng cao, và còn là hàng thực phẩm, chính vì vậy đối tác nước ngoài (lừa đảo) sẽ dễ tập trung vấn đề chất lượng hàng hóa để từ chối hàng hóa.

(2) Mối quan hệ giữa doanh nghiệp XKNS với nhà cung cấp sản phẩm

Đây là mối quan hệ được coi là sống còn của DN XKNS, nội dung này bao gồm nguồn cung, giá cả, chất lượng, số lượng hàng hóa mà DN XKNS cần có. Tuy nhiên mối quan hệ này lại không được thuận lợi do rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.

Yếu tố khách quan như Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lớn nhất trên thế giới, ví dụ như việc đồng bằng sông Cửu Long hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng của vựa lúa lớn nhất tại Việt Nam, hay tình hình lũ lụt nghiêm trọng tại Miền Trung Việt Nam năm 2019 ảnh hưởng đến sản lượng một số loại quả xuất khẩu. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã và đang trở thành thách thức lớn nhất gây ra rất nhiều rủi ro cho DN sản xuất và XK các sản phẩm nông nghiệp.

Trong bối cảnh dịch Covid -19, tháng 8/2021, Bộ Công thương tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên năm 2021 nhằm tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản tại khu vực này. Hội nghị có sự tham dự của cơ quan chức năng, các Hiệp hội ngành hàng, các tổ chức hỗ trợ kinh doanh, đại diện các kênh phân phối, sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp thu mua xuất nhập khẩu trong nước, hơn 200 nhà nhập khẩu nước ngoài, trên 200 DN, hợp tác xã sản xuất, chế biến, cung ứng nông sản, thực phẩm khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên. Số lượng nông sản của khu vực này sản xuất ra là

rất lớn: gần 05 triệu tấn lúa; 3,7 triệu tấn rau, củ quả; hơn 04 triệu tấn các loại trái cây như: thanh long, sầu riêng, bơ, nhãn, xoài, bưởi, cà phê, dứa, ca cao…; khoảng 120.000 tấn hải sản; 80.000 tấn lợn hơi; 600.000 tấn thịt gà và khoảng 400 triệu quả trứng… Song, dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, hộ sản xuất kinh doanh do phải tăng chi phí sản xuất, giảm công nhân, giảm công suất nhà máy; làm gián đoạn khâu lưu thông, vận chuyển, làm thời gian vận chuyển xuất khẩu kéo dài, hàng hoá nằm chờ tại các cảng chậm xuất khẩu do thiếu tàu, thiếu container rỗng, cước phí tàu tăng gấp nhiều lần…Theo đó, các tổ công tác địa phương phối hợp thường xuyên chặt chẽ với các cơ quan chức năng để nắm bắt nhu cầu, cập nhật tình hình trong từng trường hợp và kết nối kịp thời với các hiệp hội, ngành hàng, các tập đoàn phân phối DN thu mua XK trong nước và quốc tế để hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cho các địa phương.

Ngoài lý do nêu trên, yếu tố chủ quan xuất phát từ quan hệ giữa DN XKNS với nguồn cung còn chưa bền vững. Còn nhiều DN XKNS chưa thực sự quan tâm trong việc liên kết sản xuất. Giá cả và nguồn cung đầu vào cho kinh doanh XKNS cũng là vấn đề cần được cải thiện. Do quy mô sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu mô hình sản xuất theo chuỗi, dẫn đến hạn chế trong khâu tổ chức sản xuất chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, đặc biệt là yêu cầu XK, gây khó khăn cho hoạch định đầu tư, quản lý chất lượng và tiêu thụ. Mặc dù một số chương trình đã được triển khai như: Cánh đồng mẫu lớn… tuy nhiên hộ sản xuất nông sản tại Việt Nam đa phần vẫn là nông hộ, sản xuất nhỏ lẻ. Điều này khiến cho giá cả sản xuất nông sản cao, chất lượng nông sản và trái cây Việt Nam chưa đảm bảo chất lượng, mẫu mã không đồng đều… đôi khi phía cung cấp sản phẩm nông sản khi chỉ vì lợi ích trước mắt mà sẵn sàng phá bỏ hợp đồng đã ký kết trước đó.

(3) Mối quan hệ giữa doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với nhà quản lý Mối quan hệ giữa DN với cơ quan quản lý được nhắc đến trong kết quả khảo sát. Đây là chỉ báo không kém phần quan trọng trong nhân tố mối quan hệ kinh doanh. Quan hệ với các cơ quan quản lý về chính sách tạo cho DN lợi thế tiếp cận thông tin nhanh chóng, có được thông tin nhanh, mới. Với hệ thống thông tin như hiện nay, rất

nhiều DN XKNS Việt Nam phải thông qua các mối quan hệ cá nhân mới có thể tiếp cận được thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động XK của DN XKNS.

Chính vì vậy, mối quan hệ với các cơ quan trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình XK của DN tạo lợi thế cho DN về thời gian tiến hành hoạt động XK. Đối với các DN XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, việc có được quy trình xét duyệt nhanh chóng thủ tục thông quan hay có được giấy phép XK nhanh chóng là điều quan trọng do đặc thù của sản phẩm nông sản là dễ hư hỏng và khó bảo quản.

Theo kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa DN với cơ quan quản lý là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động XKNS của DN được phỏng vấn. Gần như tất cả các DN được phỏng vấn đều đồng thuận cho rằng, việc tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong hoạt động XKNS từ phía chính phủ thực sự giúp ích.

Câu chuyện hạn ngạch XK gạo sang Trung Quốc trong đại dịch Covid - 19 vừa qua là ví dụ điển hình về mối quan hệ giữa DN và cơ quan quản lý khi một số DN XKNS có thông tin để đăng ký danh sách XK gạo ngay trong đêm, trong khi nhiều DN khác lại không có thông tin này. Tại thời điểm Chính phủ tiếp tục cho phép XK gạo với hạn ngạch hạn chế thì đã có khoảng gần 300 ngàn tấn gạo của hàng chục DN XKNS đã có hợp đồng XK gạo với đối tác nước ngoài trước đó được tập kết tại các bến cảng chờ được lên tàu XK. Tuy nhiên, đa phần DN XKNS trong số đó lại không nắm bắt được thông tin về thời điểm hệ thống của Tổng cục Hải quan cho phép mở tờ khai hải quan nên không kịp làm thủ tục, trong khi nhiều DN chưa ký hợp đồng, chưa chuẩn bị hàng lại đăng ký được và được cấp giấy phép XK.

Sở Công thương các tỉnh, thành phố, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Cục hải quan cần có cơ chế chính sách thích hợp để đưa thông tin nhanh chóng đến doanh nghiệp, giúp DN có cơ hội tiếp cận thông tin một cách công bẳng.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 117 - 122)