Đặc điểm thị trường trong nước

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 125 - 129)

6. Kết cấu của luận án

3.2.5.6. Đặc điểm thị trường trong nước

Có 75% doanh nghiệp xuất khẩu nông sản được hỏi cho rằng thị trường trong nước có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động XK của doanh nghiệp XKNS. Môi trường pháp luật, kinh tế thuận lợi, những chính sách hỗ trợ XK tích cực giúp ích cho hoạt động XK. Từ khi cải cách mở cửa đến nay, Chính phủ luôn tích cực cải cách một môi trường pháp luật, kinh tế thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

(1) Môi trường pháp luật, kinh tế ổn định, thuận lợi các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp chủ yếu hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế và hướng tới xuất khẩu. Theo các kỳ đại hội, Chính phủ đã xây dựng và phát triển chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm cho giai đoạn 2011- 2020, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại. Trong đó có các hoạt động liên quan đến nông nghiệp như:

Tăng đầu tư cho ngành kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Hoàn thiện cơ chế chính sách đổi mới hoạt động của các làng nghề hướng tới phát triển bền vững.

Diện tích lúa được duy trì để đảm bảo an ninh lương thực với điều kiện Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu là 3,8 triệu ha.

Bên cạnh đó, với mục tiêu hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp thông qua Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg phê duyệt, gồm một số nội dung:

Duy trì tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh, bằng cách cải tiến chất lượng, giá trị gia tăng, đáp ứng hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng.

Nâng cao đời sống của người nông dân, giảm tỷ lệ đói nghèo, đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực.

Nâng cao ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các ảnh hưởng đến môi trường.

cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, ngành nông nghiệp tiếp tục được chú trọng đổi mới, phát triển bền vững và nâng cao chất lượng. Một số nội dung quan trọng như:

Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Ban hành hay sửa đổi các cơ chế, chính sách đất đai, khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình để thúc đẩy sản xuất và quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hiệu quả hơn. Như chương trình chuẩn quốc gia (Vietgap) hay chuẩn quốc tế (Globalgap), hay như chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” Occop cũng có các chuẩn riêng được đánh từ 3-5 sao. Việt Nam đã và đang theo đuổi một chiến lược hướng tới tầm quốc tế, một số ngành canh tác đã nhận được chứng chỉ canh tác bền vững như Rain Forest Alliance dành cho ngành sản xuất chè, hay ngành cà phê cũng đã nhận được một số chứng chỉ quốc tế. Tuy vậy diện tích canh tác tại Việt Nam đạt được những chứng chỉ này vẫn còn thấp, đối với chè là 5% năm 2018, cà phê khoảng 30%.

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu, thực thi Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam đã và đang tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Xuất khẩu của Việt Nam sang nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng cao, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA.

ACFTA đã có hiệu lực từ năm 2010, với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8000 dòng sản phẩm, bao gồm cả các sản phẩm nông sản. Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục tham gia RCEP - một FTA thế hệ mới, với mức độ cam kết rộng hơn và sâu hơn.

Mặc dù đạt được nhiều chuyển biến tích cực nhưng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam thiếu ổn định, bền vững. Chiến lược thị trường chưa được xây dựng trên thế chủ động, dựa trên một tầm nhìn dài hạn. Điều đó không chỉ đặt

xuất khẩu nông sản vào thế bị động do quá lệ thuộc vào một khu vực thị trường mà còn hạn chế cơ hội chủ động vươn xa của nông sản Việt Nam.

Trước tình hình dịch Covid - 19, Bộ Công thương đã có Công văn số 682/BCT-TTTN ngày 04/02/2020 của Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản để ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, trong đó chỉ đạo Sở Công thương phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng của địa phương trong việc tổ chức đánh giá diện tích, sản lượng, thời vụ thu hoạch; Xây dựng kịch bản và phương án tiêu thụ đối với sản phẩm nông sản, hàng hóa chủ lực trên địa bàn khi gặp khó khăn trong xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; Phối hợp các cơ quan chức năng, doanh nghiệp của địa phương rà soát, tổng hợp khả năng dự trữ của các kho cấp đông, trữ lạnh, bảo quản nông sản, thủy sản và các mặt hàng thiết yếu của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối trên địa bàn để huy động khi cần thiết.

Chính sách xúc tiến thương mại, Bộ Công thương luôn ưu tiên triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại quy mô lớn, huy động sự tham gia của nhiều Hiệp hội, ngành hàng, địa phương, doanh nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, tại nhiều địa phương ở Trung Quốc. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, Bộ Công Thương đã định hướng cho các Hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tập trung sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm nông sản có chất lượng bao bì đóng gói nhỏ, có thương hiệu, giá trị cao vào các kênh phân phối chính thức, trực tiếp tại thị trường Trung Quốc, kiên quyết chuyển nhanh, chuyển mạnh từ xuất khẩu theo hình thức "trao đổi cư dân" sang xuất khẩu chính ngạch theo thông lệ quốc tế qua các cửa khẩu chính thức; tuyên truyền vận động, tổ chức đoàn mua hàng, đoàn doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khảo sát giao thương nhập khẩu hàng hóa, tham dự các Hội chợ, triển lãm, sự kiện XTTM quốc tế tại Việt Nam như Vietnam Expo, Foodexpo, Vietfish, Hội chợ nông nghiệp quốc tế, Triển lãm mỗi làng một sản phẩm...; đồng thời tích cực trao đổi giữa các cơ quan Chính phủ nhằm tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, chính sách; mở rộng phạm vi và năng lực XTTM thông qua mạng lưới Văn phòng XTTM tại các địa phương của Trung Quốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tham gia các hoạt động XTTM truyền thống (hội chợ, triển lãm, giao thương,...).

Đồng thời, các thỏa thuận riêng về XTTM cũng đã được ký kết giữa các thành phố lớn của Việt Nam với các đơn vị hành chính tương tự của Trung Quốc.

Một số chương trình về xúc tiến thương mại của chính phủ Việt Nam:

Ngày 30/12/2020, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 3538/QĐ- BCT về việc phê duyệt Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại và Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2021, gồm 170 đề án của các đơn vị chủ trì, với tổng kinh phí phê duyệt là 143 tỷ VND.

Tháng 5/2021, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các cơ quan đại diện thương mại Trung Quốc tại Trung Quốc tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc năm 2021 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thực phẩm sang thị trường Trung Quốc.

Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã có CV số 2689/XTTM-CSXT ngày 21/10/2020, hỗ trợ thông tin về việc thúc đẩy XKNS Việt Nam và kết nối giao thương qua việc cung cấp thông tin chợ bán buôn rau quả nhập khẩu Long Ngô tại Thượng Hải và khả năng thúc đẩy XKNS, hoa quả Việt Nam vào thị trường khu vực Hoa Đông và toàn Trung Quốc thông qua chợ đầu mối này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị kết nối XK hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc vào cuối năm 2019. Tại đây, có hơn 300 gian hàng của Việt Nam và 100 gian hàng của Trung Quốc có mặt nhằm tìm kiếm, mở rộng cơ hội hợp tác, giới thiệu sản phẩm, xuất khẩu và phát triển bền vững.

Tháng 5/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn xúc tiến thương mại nông sản Việt Nam tại Liêu Ninh - Trung Quốc với sự tham gia của hơn 100 DN nông sản Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có hơn 60 DN Trung Quốc. Tại đây, hai bên đã chia sẻ các thông tin về đầu tư nông nghiệp và tiềm năng phát triển thương mại nông sản giữa hai bên.

Mặc dù đã có nhiều hoạt động của các Bộ, Ban Ngành nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại, tuy nhiên nhiều hoạt động XTTM hiện nay còn nặng về hình thức, các hội chợ tổ chức định kỳ do thiếu sự đầu tư và đổi mới mà đối tượng tham dự hội chợ ít thay đổi, dẫn đến hiệu quả thu được không như mong muốn. Ngoài

việc tổ chức và tham gia các triển lãm, hội trợ xúc tiến đầu tư thì cũng cần quan tâm đến việc mở văn phòng giới thiệu sản phẩm tại một số thành phố, đặc biệt là những tỉnh, thành có chung đường biên giới, những nơi còn nhiều tiềm năng hợp tác. Điều này cần sự chung tay vào cuộc của các cơ quan chức năng như Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w