NGHIÊN CỨU VỀ CÁC THƯỚC ĐO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 45 - 47)

6. Kết cấu của luận án

1.4. NGHIÊN CỨU VỀ CÁC THƯỚC ĐO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Trong số 144 bài nghiên cứu (Phụ lục 1), thước đo kết quả XK được đo lường theo 60 cách, có 23 cách đo lường khác nhau chỉ sử dụng một hoặc hai lần. Từ kết quả trên cho thấy mức độ đồng thuận thấp trong việc đo lường kết quả của hoạt động XK.

Trong số các thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động XK, có ba loại thước đo hiệu quả hoạt động xuất khẩu thường được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều nhất đó là: các biện pháp tài chính, các biện pháp phi tài chính và các biện pháp tổng hợp hoặc chung chung Chen và cộng sự (2016) [89], Katsikeas và cộng sự (2000) [107], Zou và Stan (1998) [143]. Các thước đo tài chính thường được được sử dụng đó là lợi nhuận XK (67 nghiên cứu), thị phần XK (61 nghiên cứu), kim ngạch XK (65 nghiên cứu). Các biện pháp phi kinh tế ít được sử dụng thường xuyên hơn, trong số đó, sự hài lòng với hoạt động XK (59 nghiên cứu) và đạt được mục tiêu XK (31 nghiên cứu) được sử dụng tương đối thường xuyên để đánh giá hiệu suất XK. Đáng

chú ý, có 73/144 nghiên cứu trong số các tài liệu được xem xét chỉ sử dụng một chỉ số duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động XK. Tuy nhiên, trong giai đoạn gần đây số lượng nghiên cứu sử dụng nhiều thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động XK tăng lên đáng kể cả về số nghiên cứu và số thước đo trên mỗi nghiên cứu. Hoạt động XK là một vấn đề phản ánh nhiều mặt, do vậy việc sử dụng nhiều phương pháp là quan trọng để nắm bắt các khía cạnh khác nhau của kết quả hoạt động này và nâng cao hiệu quả của các chỉ số.

Theo Katsikeas và cộng sự (2000) [107] với nghiên cứu “Firm-Level Export Performance Assessment: Review, Evaluation, and Development” kết quả hoạt động xuất khẩu được định nghĩa là cả kết quả của hoạt động xuất khẩu của một công ty, bao gồm cả kết quả cuối cùng của các nỗ lực tiếp thị của công ty và các hoạt động kinh doanh khác ở thị trường nước ngoài.

Cavusgil và Zou (1994) [80] “Marketing Strategy – Performance Relationship: An Investigation of the Empirical Link in Export Market Ventures” nhóm tác giả cho rằng kết quả của hoạt động xuất khẩu là mức độ mà một công ty đạt được các mục tiêu của mình trong việc xuất khẩu một sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Theo phần tổng quan, doanh số xuất khẩu, lợi nhuận, thị phần và biện pháp chung là hai thước đo được sử dụng thường xuyên nhất. Trong nghiên cứu này thước đo tài chính được sử dụng, tập trung vào các chỉ số như: kim ngạch, lợi nhuận và thị phần được sử dụng.

Nghiên cứu sinh đã tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu theo các chủ đề liên quan đến đề tài luận án, cụ thể: (i) nghiên cứu về xuất khẩu nông sản của Việt Nam; (ii) Nghiên cứu về tình hình xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam và Trung Quốc; (iii) Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp; (iv) Nghiên cứu liên quan đến kết quả xuất khẩu. Từ đó, rút ra một số kết quả đạt được từ tình hình nghiên cứu:

- Về lý luận: trên cơ sở tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã xác định được cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, đây là tiền đề cơ bản kế thừa để hình thành

khung lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu trước đây đã có những đánh giá tương đối rõ nét về thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng.

- Về thực tiễn: các nghiên cứu trước đây đã phác hoạ đầy đủ và đa chiều về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời, các bài học kinh nghiệm và các giải pháp đã được khuyến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam nâng cao được hiệu quả hoạt động, góp phần nâng cao kết quả hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 45 - 47)