Các biện pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 153 - 155)

6. Kết cấu của luận án

4.2.2.3.Các biện pháp thực hiện

Đối với chính phủ (Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao): Có định hướng đúng, đủ và tham mưu chiến lược XK sang thị trường Trung Quốc.

Không thể phủ nhận vai trò của thị trường Trung Quốc đối với hoạt động XKNS của Việt Nam, tuy nhiên vì nhiều lý do Trung Quốc cũng luôn là thị trường tương đối “nhạy cảm” đối với Việt Nam. Do vậy, rất nhiều thông tin về thị trường này còn khó tiếp cận, chính sách đối với thị trường này còn nhiều chỗ chưa được chú trọng. Mặc dù thời gian gần đây, Chính phủ đã có những quan tâm nhất định đối với thị trường 1,4 tỷ dân này tuy nhiên vẫn cần có những định hướng rõ ràng cho người sản xuất cũng như DN xuất khẩu Việt Nam

Định hướng rõ tính quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với NS Việt Nam thông qua các kênh khác nhau để đến được với nhà sản xuất cũng như các nhà XKNS của Việt Nam: kênh hợp tác xã, hiệp hội, sở công thương các tỉnh...

Định hướng về việc cần phải đa dạng hóa thị trường XKNS, tuy nhiên từng phân khúc sản phẩm đáp ứng từng loại thị trường nhất định. Từ năm 2018 phía Trung Quốc đưa ra nhiều quy định mới về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm NS nhập khẩu, những vấn đề này cần phổ biến rộng rãi đến người sản xuất cũng như các nhà XKNS Việt Nam có đích đến là thị trường Trung Quốc đối với DN.

Bộ Công thương cần phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam Trung Quốc để hỗ trợ tìm hiểu thông tin, ví dụ triển khai ngay một số giải pháp như nghiên cứu cơ bản về thị trường Trung Quốc, thị hiếu, quan tâm của Trung Quốc; cập nhật các thông tin về chủ trương, chính sách và những quy định mới của Trung Quốc, sự phản hồi của địa phương, doanh nghiệp Trung Quốc đối với sản phẩm của Việt Nam… từ đó tham mưu về trong nước để có chiến lược xúc tiến thương mại nông sản hiệu quả. Ngoài ra, cần tăng cường triển khai

trên quy mô lớn hơn các hoạt động quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cho doanh nghiệp hai nước thông qua các hội nghị, hội thảo và hoạt động kết nối kinh doanh B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua nền tảng kỹ thuật số nhằm góp phần thúc đẩy thương mại nông, thủy sản song phương trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Bên cạnh đó, phối hợp với cả phía doanh nghiệp để xây dựng các chính sách định hướng, chiến lược tổng thể và kế hoạch hành động để cải thiện chiến lược marketing các mặt hàng XK.

Bộ Công thương cần phối hợp với các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc để khuyến khích, hướng dẫn và hỗ trợ các DN trong công tác xây dựng, đăng ký thương hiệu tại thị trường TQ để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cũng như để bảo vệ quyền lợi, uy tín của sản phẩm VN tại thị trường này.

Bộ Công thương cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trong việc: (i) tăng cường công tác thông tin, khuyến cáo tới các doanh nghiệp, thương nhân cần chủ động trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật yêu cầu của thị trường xuất khẩu, chú trọng, quan tâm thực hiện các giao dịch xuất khẩu thông qua hợp đồng mua bán ngoại thương, qua đó rút ngắn thời gian giao nhận hàng hoá tại cửa khẩu; (ii) chỉ đạo điều tiết hợp lý lượng hàng hóa khi vào mùa vụ thu hoạch lên các cửa khẩu để tránh ùn tắc, bị ép giá, hư hỏng hàng hóa (do hiện nay Trung Quốc cũng đã tổ chức trồng trọt nhiều loại hoa quả giống như Việt Nam, khi trái cây vào chính vụ, cả hai nước đều thu hoạch nên đã xảy ra tình trạng ùn tắc và hàng hóa Việt Nam bị ép giá).

Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp XKNS Việt Nam cần có định hướng rõ ràng về thị trường XKNS của DN mình. Điều này đảm bảo DN tìm được sự thích ứng của sản phẩm NS đối với thị trường XK từ đó nâng cao thế mạnh của sản phẩm NS XK đề xuất kế hoạch xuất khẩu.

DN Việt Nam cần thúc đẩy xây dựng và quảng bá thương hiệu của thương hiệu NS, giúp người tiêu dùng Trung Quốc nhận biết và lựa chọn mua sản phẩm của Việt Nam rộng rãi hơn.

Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh lâu dài với mạng lưới phân phối riêng tại thị trường Trung Quốc như đăng ký thương hiệu, mẫu mã, bao bì...

Nâng cao trình độ nghiệp vụ thương mại quốc tế, nghiên cứu nắm rõ văn hóa của Trung Quốc; thậm chí có thể thuê các đơn vị xây dựng phát triển thương hiệu của Trung Quốc phát triển thương hiệu cho các NS đặc thù của Việt Nam để phù hợp hơn với thị hiếu của Trung Quốc. Chú trọng xây dựng các sản phẩm, tài liệu quảng bá (catalogue, brochure, tờ gấp…) một cách chuyên nghiệp bằng tiếng Trung và mở rộng các hình thức quảng bá hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin như trang web bằng tiếng Trung, video clip, các cổng thương mại điện tử, đồng thời cập nhật thường xuyên các thông tin tuyên truyền từ phía Chính phủ hay các hiệp hội doanh nghiệp, sở, cơ quan địa phương.

DN cần xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh và mạng lưới phân phối dài hạn. Cần có dịch vụ phòng chống gian lận cho thị trường Trung Quốc, một gợi ý cho DN XKNS Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi Cifas 36 và cho phát hiện và ngăn chặn gian lận danh tính.

4.2.3. Xây dựng va củng cố mối liên kết giữa các đối tác với doanhnghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 153 - 155)