9. Kết cấu của luận văn
1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản
Hiện nay, các lĩnh vực về giáo dục ai cũng xem vai trò của giáo dục là rất quan trọng, vì vậy có rất nhiều cách định nghĩa về giáo dục như sau:
Theo đại từ điển Tiếng Việt: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [36, tr. 510].
Trong từ điển Giáo dục: “Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu, chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội”[11, tr.15].
Theo Phạm Viết Vượng cho rằng: “Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh, nhằm giúp họ nhận thức đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội”[51, tr.124].
Vì vậy, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
1.2.2 Đạo đức
Đạo đức là một vấn đề giành được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học và của nhiều nhà khoa học. Mỗi lĩnh vực khoa học, nhà khoa học lại đề cập đến đạo đức ở những khía cạnh với những phạm vi nội dung khác nhau:
14
- Dưới góc độ Đạo đức học: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội” [30].
- Dưới góc độ Giáo dục học: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống các quan niệm về cái thực, cái có trong mối quan hệ của con người với con người.” [23].
- Theo giáo trình Đạo đức học cho rằng: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh dư luận xã hội” [8, tr 8].
- Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”; “Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định mà có”[36, tr 466]. Có thể thấy quan niệm đạo đức được hiểu là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực ứng xử được xã hội thừa nhận, quy định hành vi quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, đối với tự nhiên và đối với bản thân phù hợp với hình thái kinh tế - xã hội.
1.2.3 Nghề nghiệp
Theo Từ điển Tiếng Việt: "Nghề nghiệp là một công việc mà người ta thực hiện trong suốt cả cuộc đời" [36, tr. 698]. Ví dụ: Nghề dạy học, nghề y, nghề kinh doanh... nghề nghiệp không chỉ đảm bảo cuộc sống mà còn tôn vinh con người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó.
Theo E. A. Klimov, nghề nghiệp là “lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có). Nó tạo ra khả năng cho con người sử dụng sức lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển” [60].
Nghề hay nghiệp, theo đại từ tiếng Việt định nghĩa: “Nghề” là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội. Còn nghề nghiệp là nghề nói chung. Nghề nghiệp trong xã hội không phải là cái gì cố định cứng nhắc mà phải coi nghề
15
nghiệp như một cơ thể sống có sự hình thành, phát triển và thay đổi. Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó [52].
Vì vậy, trên cơ sở các quan niệm về nghề nghiệp có thể hiểu là một dạng lao động mang tính chuyên môn đòi hỏi con người phải trải qua một quá trình đào tạo chuyên biệt để hình thành những tri thức, kỹ năng phù hợp nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội
1.2.4 Đạo đức nghề nghiệp
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn “Đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình với kết quả cao nhất”[48, tr 27].
Theo hiệp hội Kế toán Quốc tế (IFAC) thì: “Đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực hay quy tắc hành vi có tác dụng hướng dẫn các quyết định, quy trình và hệ thống của tổ chức theo cách (a) có thể đóng góp phúc lợi cho những người hữu quan chính và (b) tôn trọng quyền của tất cả các cử tri hữu quan đối với hoạt động của thành viên hiệp hội”[45, tr.82].
Theo giáo trình đạo đức và giáo dục đạo đức cho rằng: “Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực đạo đức đặc trưng thể hiện trong hoạt động lao động nghề nghiệp cụ thể. Do những đặc điểm của hoạt động lao động nghề nghiệp cụ thể. Do những đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp riêng biệt đòi hỏi con người với con người cần có những giá trị đạo đức nhằm đảm bảo cho hoạt động nghề nghiệp ấy có hiệu quả, có chất lượng”[42, tr.74].
Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp được hiểu là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề đối với người làm việc trong lĩnh vực nghề đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình với kết quả cao nhất. Đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lượng lao động sản xuất, tăng năng suất chất lượng hiệu quả của công viêc, là một phương thức để nâng cao sự tín nhiệm, lòng tin của xã hội vào các ngành nghề, các sản phẩm hàng hóa dịch vụ được cung cấp ra thị trường.
16
1.2.5 Giáo dục đạo đức
Theo giáo sư Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục” [32].
Theo ông Phạm Viết Lượng cho rằng:“Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”[50].
Ngoài ra, giáo dục đạo đức còn định nghĩa là: “Giáo dục đạo đức là quá trình tác động từ nhiều con đường khác nhau làm cho nhân cách của học sinh phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để học sinh có hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ của các cá nhân với bản thân, với người khác và xã hội. Kết quả của quá trình giáo dục đạo đức là học sinh có được các phẩm chất đạo đức tốt đẹp, bền vững, có bản lĩnh đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ xã hội” [2, tr.42].
Theo Giáo trình Đạo đức học (Nhà xuất bản Sư phạm) đưa ra khái niệm giáo dục đạo đức như sau: “Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân. Đó là quá trình chuyển những tri thức, những kinh nghiệm, những chuẩn mực và lý tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội”[39, tr.164].
Nhìn chung, Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành những quan điểm cơ bản, những nguyên tắc chuẩn mực của xã hội, mà con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức trong cộng đồng cũng như tự đánh giá các hành vi của cá nhân. Giáo dục đạo đức góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách con người phù hợp với đối tượng giáo dục trong môi trường kinh tế - xã hội.
1.2.6 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là quá trình nghiên cứu các đặc điểm của đạo đức và liên quan đến việc lựa chọn giáo dục đạo đức cá nhân khi họ tương tác với
17
người khác. Các kỹ sư trong tương lai được giáo dục cần phải nhận thức về những chuẩn mực đạo đức khi họ có những lựa chọn trong quá trình hành nghề các ngành kỹ thuật. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong kỹ thuật sẽ được giáo dục các quy tắc và tiêu chuẩn để quản lý việc hành nghề của các kỹ sư trong vai trò của mình như những người đã có chuyên môn [54].
Trong Giáo trình giáo dục học nghề nghiệp của tác giả Nguyễn Đức Trí cho rằng: “Mục tiêu của các trường đào tạo nghề là đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó nhà trường phải tiến hành ba nhiệm vụ cơ bản trong quá trình đào tạo nghề:” [46].
- Trang bị kiến thức nghề nghiệp cần thiết
- Hình thành kỹ năng, kỹ xảo mà từng loại nghề đòi hỏi
- Giáo dục để người học nghề có đủ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản và những phẩm chất đặc thù riêng của nghề nghiệp đó. Ba nhiệm vụ trên phải tiến hành đồng thời trong suốt mối quan hệ ảnh hưởng qua lại rất chặt chẽ với nhau. Bởi vì, nhiệm vụ này là tiền đề, là cơ sở tạo sự phát triển thuận lợi cho nhiệm vụ kia và nhất thiết phải tiến hành bằng nhiều hoạt động khác nhau.
Như vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp nghiệp được hiểu là hệ thống các quy tắc, kỹ năng, chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề đối với người làm việc trong lĩnh vực nghề đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao nhất.
1.3. Vai trò của đạo đức nghề nghiệp
1.3.1 Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Với những yêu cầu đặt ra trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi nước ta phải có đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề thành thạo với cơ cấu và trình độ phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội. Lực lượng lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh không những đòi hỏi trình độ ngày càng cao và kỹ năng ngày càng giỏi mà còn phải có phẩm chất, nhân cách tốt, tinh thông nghề nghiệp, có đủ sức khỏe phục vụ cho các ngành kinh tế, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động.
18
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 xác định mục tiêu: “Nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc, đồng thời đề ra chỉ tiêu đến năm 2020 phải xây dựng được ít nhất 10 trường dạy nghề đẳng cấp quốc tế là nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động không biên giới”[22, tr 83].
Tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế và nhấn mạnh nguồn lực lao động có vai trò rất quan trọng: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế quốc phòng, an ninh được tăng cường. Thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” [5, tr. 89- 90].
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[5, tr.108 – 109].
Chính vì vậy, để hướng tới mục tiêu là từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa đất nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp văn minh, hiện đại. Trong quá trình học tập rèn luyện nghề nghiệp của học sinh, sinh viên phải nhận thức được những giá trị nghề nghiệp, những yêu cầu, đòi hỏi của nghề nghiệp. Từ đó sẽ có một thái độ đúng đắn trong việc học tập rèn luyện tay nghề và nhận thức đúng đắn về giá trị các nghề trong xã hội; cũng như có những nhận thức về tầm quan trọng của năng lực, phẩm chất đạo đức bản thân đối
19
với những yêu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó không ngừng rèn luyện tay nghề và hoàn hảo nghề nghiệp tương lai cho mình.
1.3.2 Góp phần hoàn thiện nhân cách người lao động mới trong tương lai
Nhân cách của con người nói chung và của sinh viên nói riêng, giữa phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn luôn có mối quan hệ khăng khít. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp sẽ hoàn thiện nhân cách sinh viên qua quá trình đấu tranh giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu; cái tích cực với cái tiêu cực. Trong đó, nhân cách sinh viên đang định hình, các yếu tố tạo thành nhân cách cần phải được xây dựng, củng cố, phát triển hình thành nên nhân cách toàn diện để thích nghi với môi trường doanh nghiệp.
Tại Hội nghị lần VII (khoá X) Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra: “Nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên. Tập trung giáo dục, định hướng, cổ vũ thanh niên thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tạo chuyển biến thực sự trong đạo đức, lối sống và hành động của thanh niên" [6, tr.44].
Vì vậy việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các trường dạy nghề là hết sức quan trọng cần được chú ý và đặt song song với nhiệm vụ bồi dưỡng tri thức khoa học và trình độ kỹ năng nghề. Đây là khâu quan trọng của quá trình hình thành nhân cách cho học sinh, sinh viên trở thành người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên 1.4.1 Yếu tố bên trong 1.4.1 Yếu tố bên trong
Đặc điểm lứa tuổi thanh niên sinh viên: